Trong khi chờ đợi làm thủ tục để xuất cảnh. Người mẹ mang bao lo âu, phần con bệnh, phần bị hăm dọa đe dọa từ phía công an rằng sẽ không cho chị xuất cảnh. Và điều mà chị lo lắng đã tới. Vào 5 giờ 30 phút chiều ngày 27/6. Chị đã bị an ninh sân bay Tân Sơn Nhất cấm xuất cảnh với một biên bản: vì lý do an ninh.

Chị đau đớn, nước mắt chị lăn tròn trên má vì nhớ con, vì lo cho con mình. Nhưng bên cạnh đó bao nỗi uất ức tột cùng mà chị cảm thấy không thể nào chấp nhận được, đó là cái cách hành xử của một bộ máy chính quyền. Họ đã tước đi quyền tự do đi lại của chị và xem chị như một con tin chỉ vì chị là một người chị của cô gái đấu tranh cho nghiệp đoàn.
Đó là chị gái tôi, Đỗ Ngọc Xuân Trầm. Bà chị khờ khạo và ngốc nghếch. Chị chỉ là một người phụ nữ bình thường, lo làm ăn và chăm sóc gia đình. Chị phải lo cho mẹ già và đứa con nhỏ. Chị sống đơn thuần và chưa bao giờ dám xen vào đời sống riêng tư của em gái mình.

Bị biến thành con tin và bị ép làm nội gián?
Chỉ vì chị quá hiền. Do đó, phía mang danh nghĩa đại diện cho Pháp luật lại là những kẻ khủng bố. Chúng nhắn tin, điện thoại , thậm chí mời lên làm việc và bắt trả lời những câu hỏi liên quan đến chồng, mẹ và em gái của chị. Chúng bắt chị phải theo dõi em gái mình đang ở đâu và làm gì. Chúng bắt chị phải làm tất cả những gì chúng yêu cầu và nếu không chúng không cho chị xuất cảnh.
Chị gái tôi, chị chưa hiểu thế nào là những thủ đoạn đê hèn. Nhưng chị tôi hiểu rằng, chị chỉ muốn mình là một người bình thường, sống cuộc sống bình thường. Chị không tham gia hay quan tâm những công việc của chồng hay em gái và càng không chọn cách tự mình trở thành tay sai của một bọn hèn hạ. Điều này đã khiến chúng nỗi điên lên và dùng cách trả đũa đê hèn nhất : Cấm xuất cảnh vì lý do an ninh.
Chúng biết chị yêu chồng, yêu con. Chúng biết chị thương em. Chúng cũng biết rõ rằng với tính tình tồ tệch của chị thì chị cũng chẳng thể tham gia bất cứ hoạt động nào gọi là hoạt động đấu tranh cho công lý lẽ phải. Nhưng chúng muốn thế, muốn thõa mãn sự khát khao tàn sát và chia cắt người khác, muốn thõa mãn sự khủng bố tinh thần đối với những ai bất đồng chính kiến với chúng. Chúng muốn thõa mãn sự tàn độc luôn luôn chất chứa trong chúng. Nhưng có lẽ bấy nhiêu đó vẫn chưa đủ cho chúng thõa mãn. Chúng chia cắt những người mẹ với những đưa con thơ như mẹ Nấm, chị Thúy Nga. Chúng chia cắt tình cha con như thầy Minh Hoàng, anh Vịnh Lưu và anh Oai.
Bức hình và tiếng khóc trẻ thơ.
Cháu bé khóc hằng đêm, không chịu ngủ và ăn uống. Bé đòi trả mẹ về. Bé biết những tên police kia bắt mẹ bé không có lý do.
Hình ảnh đứa bé bốn tuổi trước tấm băng rôn đã chứng minh một chính quyền vô nhân đạo, tàn độc.

Từ Dân Luận, tác giả Đỗ Thị Minh Hạnh