Những cuộc “trò chuyện cha con” dưới đây gợi nhiều suy nghĩ, và có thể sẽ khiến cho các bậc làm cha làm mẹ phải suy nghĩ lại về phương thức giáo dục của mình, từ đó xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với con cái …
Con trai 10 tuổi, đang chơi games. Mẹ nhắc nhở nhiều lần, con không chịu sửa.
“Con trai, nghe nói con mỗi ngày đều chơi cái này?”, tôi chỉ vào cái iPad.
“Vâng”, con trai gật đầu thừa nhận.
“Mỗi lần sau khi chơi xong, con cảm thấy thế nào?”.
“Mờ mịt, trống trải, không còn hơi sức, tự trách, xem thường bản thân mình?”.
“Vậy tại sao lại còn chơi vậy? Không kiềm chế nổi bản thân, phải không?”.
“Ðúng vậy, ba ơi”, con trai rất bất lực.
“Ðược rồi! Ba sẽ giúp con!”. Tôi ôm máy đến, đưa cho con một cái chùy nhỏ, “con trai, hãy đập nó!”.
“Ba ơi!”, con trai ngẩn người ra.“Ðập nó đi, ba có thể không có máy, nhưng không thể không có con được!”. Con trai rơi nước mắt, đích thân đập vào máy iPad!

Từ đó, con trai hiểu được cái gì gọi là nguyên tắc.
Xưa kia Mạnh mẫu chọn hàng xóm để dạy dỗ con, một lần con trốn học bỏ về nhà chơi, vì để cảnh tỉnh con đã tự mình chặt đứt khung cửi.
Con trai 11 tuổi, tôi cùng với vợ phải đi xa một thời gian dài, mỗi ngày đều gọi điện cho mẹ già, hỏi thăm. Một ngày kia, con trai nhận điện thoại:
“Ba ơi, chào ba!”, con trai rất lấy làm vui mừng.
“Ừm, chào con! Bà nội đâu rồi? Gọi bà nội nghe điện đi”.
“Ba ơi, sao mỗi ngày ba chỉ gọi điện thoại cho bà nội thôi vậy?”.
“Ðiều này có gì lạ đâu? Bởi vì đó là mẹ của ba mà!”.
“Vậy còn con? Con cũng rất nhớ ba mẹ!”.
“Vậy con hãy gọi điện cho mẹ con đi!”.
“Vâng!”.
Từ đó, cứ 6 giờ mỗi ngày, vợ tôi đều có thể nhận được lời hỏi thăm của con, bất kể mưa gió, đến nay đã 8 năm rồi!
MH – theo Webtretho