NGUỒN TIN: thetheatretimes.com

Thông tấn xã AFP đưa tin: Một vở kịch cảm động về người tỵ nạn Việt Nam vừa ra mắt tại liên hoan sân khấu ở Avignon, miền Nam nước Pháp, đã gặt hái thành công một cách đáng kinh ngạc. Đêm diễn nào khán giả cũng đứng lên vỗ tay, xúc động đến chảy nước mắt. Đạo diễn của vở kịch “Saigon” là Caroline Guiela Nguyễn, 35 tuổi, con của một gia đình đã từ Sài Gòn chạy sang Pháp từ năm 1956. Vở kịch lấy bối cảnh là một nhà hàng Việt Nam, được khen ngợi là đã giúp khán giả hiểu được những đau thương mất mát của người di dân và người tỵ nạn Việt Nam, trong khi số phận của họ từ lâu chìm trong im lặng ở Hoa Kỳ và ở Pháp.

Những người Việt di tản bị giằng xé giữa nước Pháp và quê hương Việt Nam, trong giai đoạn cuối của thời kỳ cai trị thực dân của Pháp ở Việt Nam. Đây là nỗi đau xé ruột gan, và nỗi nhớ nhung mãnh liệt. Đạo diễn Nguyễn nói rằng, vở kịch được đóng khung trong hai mốc thời gian, năm 1956 và năm 1996. Năm 1956 là năm người những người lính Pháp và những viên chức thuộc địa cuối cùng rời khỏi Việt Nam. Nhiều người Việt có quốc tịch Pháp cũng ra đi cùng với họ. Những người này được gọi là “Việt Kiều.”

Đến năm 1996 – tức 40 năm sau, khi Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam, những “Việt Kiều” mới trở về cố hương. Khi còn trong tuổi teen, bà Nguyễn đã cùng mẹ trở về Việt Nam. Tiếng Việt của bà sau bốn mươi năm, hầu như không còn nữa. Caroline đề cập tới sự chia rẽ trong đại gia đình, khi bàn đến việc “có nên về lại Việt Nam hay không.” Để viết được vở kịch này, Caroline Nguyễn đã mất hai năm, đi và về giữa Pháp và Việt Nam thu thập tư liệu. -Vở kịch diễn ra ở một nhà hàng ở Paris vào năm 1996. Một số người trong dàn diễn viên 11 người nói tiếng Việt còn những người khác nói tiếng Pháp. Tất cả đều bị kẹt trong một thế giới không còn hiện hữu.

Cũng giống như nhân vật điệp viên nhị trùng trong tiểu thuyết “Sympathizer- Cảm tình viên” của nhà văn Nguyễn Thanh Việt đã đoạt giải Pulitzer năm 2016, các nhân vật trong vở kịch “Saigon” bị giằng xé giữa các nền văn hóa, giữa tình yêu và sự hoài nghi. Tuy nhiên khác với tiểu thuyết “Cảm Tình Viên,” vở kịch “Sài Gòn” né tránh chủ đề chính trị,