Menu Close

Nhà văn, nhà giáo Doãn Quốc Sỹ

Doãn Quốc Sỹ sinh năm 1923, tại Hạ Yên Quyết (Hà Đông), nay thuộc quận Cầu Giấy (Hà Nội).

Ông là nhà văn, nhà giáo nổi tiếng tại miền Nam Việt Nam từ trước 1975. Đã dạy học tại các trường Trung học như Nguyễn Khuyến (Nam Định) Chu Văn An (Hà Nội) Trần Lục (Sài Gòn). Làm Hiệu trưởng trường Trung học Hà Tiên, Giáo sư trường Trung học Hồ Ngọc Cẩn, Giáo sư trường Đại học Văn khoa Sài Gòn và Đại học Sư phạm Sài Gòn

Giữa thập niên 60, ông du học tại Hoa Kỳ về ngành Giáo dục và trở về nước dạy học cho tới 1975.

Doãn Quốc Sỹ vừa dạy học vừa viết văn. Ông di cư vào Nam năm 54 và sống tại Sài Gòn. Năm 56, sáng lập Nhà xuất bản Sáng Tạo và tạp chí văn nghệ cùng tên với Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên v.v…

Doãn-Qu-c-S-
Doãn Quốc Sỹ

Ông là tác giả khoảng 25 tựa sách, nổi tiếng nhất là bộ trường thiên tiểu thuyết Khu Rừng Lau gồm 4 tập: Ba sinh hương lửa, Người đàn bà bên kia vĩ tuyến, Tình yêu thánh hóa, Đàm thoại độc thoại.

Bộ tiểu thuyết này đã được ví như “Chiến tranh và hòa bình” của Leo Tolstoy.

Sau biến cố 1975, ông bị đưa đi “cải tạo” tại trại Gia Trung (Tây Nguyên) và giam cầm hai lần với tội “viết văn chống phá cách mạng”, tổng cộng 14 năm tù trước khi được phép di cư sang Hoa Kỳ theo diện O.D.P, đoàn tụ với con trai năm 1995.

Ông đã lập gia đình lúc trẻ với bà Hồ Thị Thảo, con gái nhà thơ trào phúng Tú Mỡ (Hồ Trọng Hiếu).

Doãn Quốc Sỹ hiện đang sống tại Quận Cam, California, Hoa Kỳ, vào cái tuổi những người xưa nay ….. rất hiếm.

Nói về nghiệp văn của mình, Doãn Quốc Sỹ cho biết: Chúng tôi trình diện đồng bào Miền Nam bằng cái tập gọi là tập Xuân Chuyển Hướng. Tập Xuân Chuyển Hướng đó là do đoàn sinh viên Hà Nội di cư đứng ra trông nom ấn loát, ấn hành, thì may sao tôi mang được truyện ngắn Sợ Lửa từ miền Bắc vào miền Nam thì tôi đóng góp cho anh chủ tịch cái tập Xuân Chuyển Hướng đó cái truyện ngắn Sợ Lửa của tôi.

Tôi vẫn nghĩ rằng nếu Sợ Lửa mà tôi quên không mang vào trong Nam, hoặc đã mang vào trong Nam rồi thì lại quên mà để ở đâu đó, mất đi, thì chính tôi tôi cũng chẳng để ý đến nữa. Nhưng mà một khi đã thấy tác phẩm của mình được in thành chữ đàng hoàng trên một tờ báo thì tự nhiên lòng cảm hứng của tôi nổi lên. Thế là như lửa gặp gió, tôi cầm bút tiếp tục viết để đi vào cái nghiệp viết văn từ thuở đó.

Với người giữ mục này, những tác phẩm buổi đầu của Doãn Quốc Sỹ như Sợ Lửa, U Hoài, Dòng Sông Định Mệnh… là những bông hoa đầu tiên mình gặp được trên đời và trở thành bạn đồng hành suốt mấy chục năm qua, qua chiến tranh, tù ngục và cuộc đời lưu lãng. Giữa bao nhiêu biến động đó hình ảnh của Thiệu và Yến sáng ngời trong tâm tưởng và xiết bao thân yêu.

Sau đây, để vinh danh nhà văn/nhà giáo Doãn Quốc Sỹ, xin giới thiệu bài viết Tạ Ơn của Giáo Sư Đàm Trung Pháp viết cho Doãn Quốc Sỹ.

Doãn-Qu-c-S-.-S--L-a

NGUYỄN & BẠN HỮU

Tạ Ơn

Thầy Doãn Quốc Sỹ

Suốt thời gian mài đũng quần trên ghế nhà trường tại quê nhà, trong những năm đầu óc còn trong trắng dễ uốn nắn, tôi có diễm phúc được  nhiều lương sư dạy dỗ. Nhờ công ơn hun đúc của những vị thầy đó mà tôi trở thành một người hữu dụng ngày nay. Trong số những lương sư đó của tôi, thầy Doãn Quốc Sỹ đứng hàng đầu.

doan-quoc-sy.-Tr-nh-Bình-An-v-

Tôi được học Việt văn với thầy lớp đệ ngũ, trong niên học 1955-1956 tại Trung Học Trần Lục ở Saigon. Lúc ấy thầy mới ngoài 30 tuổi, đang chuẩn bị xuất bản tác phẩm đầu tay là tập truyện cổ tích SỢ LỬA, và dĩ nhiên chưa nổi danh là một nhà văn. Những giờ học với thầy thú vị và bổ ích vô cùng, đến nỗi những “quái kiệt” quấy phá nhất trong lớp cũng phải ngồi yên chăm chú nghe thầy giảng văn chương và ngôn ngữ nước nhà. Nhiều người trong chúng tôi từ đó mê tiếng Việt chính vì những lời thầy nói thiết tha về vẻ đẹp muôn màu của nó, những điều mà sau này tôi được đọc lại trong cuốn NGƯỜI VIỆT ÐÁNG YÊU của thầy. Chẳng hạn khi đề cập đến cái đẹp của những câu ca dao chứa đựng những hình ảnh đi thẳng vào lòng dân Việt như:

Ðêm đêm tưởng dải ngân hà

Chuôi sao tinh đẩu đã ba năm tròn

Ðá mòn nhưng dạ chẳng mòn

Tào khê nước chảy hãy còn trơ trơ

thì thầy xúc động “muốn gục xuống trước bàn thờ tổ tiên để cho chính mình tan thành nước mắt, dòng suối nước mắt nhớ ơn tiền nhân đã từ thế hệ này qua thế hệ khác trau chuốt cho tiếng Việt sớm trở nên cực kỳ diễm lệ.” Ngay từ dạo đó, bọn học trò 14, 15 tuổi chúng tôi đã thầm nghĩ rằng ông thầy tuyệt vời cả tài lẫn đức này sẽ có ngày trở thành một nhà văn lẫy lừng tên tuổi và một hiền nhân của dân tộc.

Với trọn vẹn lòng kính mến dành cho vị thầy cũ, tôi đã hân hoan tham dự “Ðêm Doãn Quốc Sỹ và Dòng Sông Ðịnh Mệnh” hôm Thứ Bảy 18-11-2000 vừa qua tại Arts Center của thành phố Irving, tiểu bang Texas, do Hội Văn Hóa Khoa Học Việt Nam tổ chức. Các bạn trong Hội Văn Hóa Khoa Học Việt Nam đã làm một điều đẹp đẽ và có ý nghĩa vô cùng, và tôi mang ơn các bạn. Các bạn đã thực hiện được một chương trình văn hóa qua âm nhạc và văn chương đặc sắc hiếm thấy từ trước đến nay, trang nhã ngoài hình thức và long lanh trí tuệ trong nội dung, để vinh danh một nhà văn lớn, một hiền nhân đích thực của đất nước chúng ta.

Đàm Trung Pháp

Thanksgiving Day 2000