NGUỒN TIN: VOA

Đầu tháng 8 năm nay, căng thẳng ngoại giao xảy ra giữa Nước Đức và Việt Nam, ngay sau khi Bộ Ngoại Giao Đức cáo buộc các điệp viên đặc nhiệm của Việt Nam, bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, ngay trên lãnh thổ của Đức. Sự kiện này đang khiến nhà cầm quyền Hà Nội phải tìm cách giải quyết những vấn nạn có thể xảy ra, trong quan hệ ngoại giao với chính phủ Berlin. Trao đổi với Đài VOA Việt Ngữ, ông Lê Ngọc Sơn, một chuyên gia về quản trị khủng hoảng đang tham gia một nhóm nghiên cứu ở Đức, nói rằng: Về rằng về mặt cá nhân, ông ủng hộ công cuộc chống tham nhũng ở Việt Nam; chính phủ Hà Nội bắt ông Trịnh Xuân Thanh là “cần thiết,” giú p”răn đe giảm thiểu tham nhũng.”

Tuy nhiên Bộ Ngoại Giao Đức đã tuyên bố: Có những bằng chứng cho thấy, các nhân viên an ninh Việt Nam bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, người đã nộp đơn xin tỵ nạn, và đưa ông ra khỏi Nước Đức một cách bất hợp pháp. Cũng theo lời ông Lê Ngọc Sơn, chính phủ Berlin muốn ông Thanh quay trở lại nước này, không hẳn vì họ cần ông ấy, mà vì họ muốn bảo đảm các nguyên tắc.

Bộ Ngoại Giao Đức cho biết, nếu cần thiết, họ sẽ xem xét các biện pháp tiếp theo về mặt chính sách chính trị, kinh tế cũng như phát triển, để phản ứng lại hành động của Việt Nam. Ngoại Trưởng Đức Sigmar Gabriel, cho biết: Họ không ‘dung thứ’ sự kiện này, vì được xem là rất nghiêm trọng. Người Đức không muốn có tiền lệ là ai cũng có thể bắt cóc người khác, ở ngay trên lãnh thổ của họ, và sẽ trở thành một tiền lệ xấu. Để giải quyết cuộc khủng hoảng này, trước hết phải đặt vào vị trí là người Đức và hiểu hành động của người Đức, thay vì chúng ta giải thích hành động của người Đức theo lối nghĩ của người Việt.