Thức ăn là một trong những đề tài được chụp ảnh và đăng tải nhiều nhất mỗi ngày trên Facebook, dựa theo thống kê mạng xã hội, và theo nhận xét của riêng tôi. Tôi có những người bạn thường nấu những món ăn thịnh soạn mời bạn bè đến nhà; và cũng bỏ ra vài phút chụp lại vài tấm hình của những tác phẩm bếp núc của mình để “cúng” lên Facebook.
Bài viết kỳ này nhằm giúp các bạn thích chụp ảnh thức ăn trình bày những tác phẩm của mình cho hấp dẫn hơn và hy vọng sẽ giúp bạn câu thêm nhiều Likes và Comments.
Sau đây là 6 bí quyết với nhiều góc cạnh khác nhau bạn có thể dùng để lấy những tấm ảnh đặc trưng, và tự nhiên hơn. Bạn có thể chụp bằng máy DSLR hoặc bằng smartphone dưới ánh sáng bình thường.
- Góc cạnh 45-độ
Ðây là cú shot chụp thức ăn phổ biến nhất trên thế giới: góc cạnh 45-độ được chụp từ phương diện của một người đang ngồi ở bàn ăn. Không gì sai với cú shot này, vì nó là một khía cạnh chung mà hầu hết mọi người sắp được ăn có thể liên tưởng đến. Nhưng nó cũng hơi nhàm chán trong tính cách rằng gần như tất cả mọi người có máy ảnh trong tay sẽ tự động chụp góc cạnh này.

- Từ trên xuống
Thêm một góc cạnh chụp ảnh thức ăn đang trở nên phổ biến hơn, nhưng có thể khó thực hiện là cú shot chụp từ trên xuống. Ðó là cái nhìn từ mắt chim và có thể là một thử thách nếu bạn không có ống kính wide-angle để chụp cảnh rộng.
Tuy nhiên, đây là shot có hiệu quả nhất để trình bày một món ăn chính với nhiều món phụ kèm chung. Bạn cũng có thể loại shot này để ‘phô trương’ một bàn ăn đầy những món ngon khác nhau.

- Chụp cận
Bây giờ chúng ta bước vào lãnh vực trình độ nhiếp ảnh thức ăn cao hơn một tí. Ảnh chụp cận là ảnh chụp cực kỳ gần để cho thấy những chi tiết rõ ràng mà mắt thường không dễ thấy được. Theo truyền thống, loại ảnh này khó thực hiện được nếu bạn không có máy ảnh xịn và ống kính macro.
Tuy nhiên, nhiều smartphones thời nay có sẵn ‘macro mode’ để cho phép bạn chụp những cú shots cực gần đó. Dùng mode đó để lấy những góc cạnh mới của món ăn bạn nấu.

- Với một món khác
Ðể thay đổi, bạn có thể chụp món của bạn với một dĩa khác, để cho thấy tỷ lệ kích thước hoặc chỉ cho thêm một thành phần khác trong hậu cảnh và hỗ trợ chủ thể chính của bạn, nếu có thể. Thí dụ, một dĩa rau giá chanh để đi chung với tô phở tái chín bò viên, hoặc một chén nước mắm để sau một tô bún thịt nướng.

- Kết hợp với khung cảnh nhà hàng
Ngoài việc chăm chú vào món ăn, bạn có thể nhìn tổng quát xung quanh và xem nếu có yếu tố nào thú vị trong nhà hàng để dùng làm hậu cảnh cho ảnh thức ăn. Bạn có thể dùng những background có sẵn như wallpaper, những bức tranh trên tường, và những cây kiểng trang trí xung quanh nhà hàng.

- Dùng tay của bạn
Sau khi bạn đã chụp xong những tấm ảnh đẹp của những món ăn được sắp xếp kỹ lưỡng, nhào vô! Bằng cách cho thấy bàn tay hoặc ngay cả đũa muỗng nĩa “xáp lá cà” với thức ăn, bạn sẽ lấy được những tấm ảnh trung thực và linh động hơn. Tưởng tượng bạn chụp món bò bía mà nếu không thấy lúc chấm tương ớt thì như có vẻ thiếu một điều gì. Ðồng thời, hình một tô hủ tiếu mì nằm trên bàn cũng thấy hấp dẫn chút ít, nhưng hình những sợi mì được đôi đũa gắp lên và thấy khói bốc ra sẽ nhìn hấp dẫn hơn nhiều.
Lần sau bạn nấu món gì ngon và muốn chụp hình nó, hãy nghĩ đến Andy nhé!

AN