Em và bạn trai quen nhau qua mạng internet gần một năm nay, anh ở Mỹ và có ý định bảo lãnh em qua Mỹ theo diện visa fiancee. Anh không có nhiều thời gian thăm em ở Việt Nam, nên anh có ý định sẽ làm đính hôn ngay lần gặp mặt đầu tiên. Cho em hỏi là liệu visa của em có được chấp thuận và phê duyệt không ạ. Em cảm ơn. Huynh Thi Hai
Chào bạn Huynh Thi Hai,
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến SG VISA. Chúng tôi xin trả lời thắc mắc của chị như sau:
Theo luật di trú của chính phủ Hoa Kỳ, tất cả hồ sơ diện bảo lãnh hôn phu hôn thê cần một điều kiện quan trọng là đương đơn và người bảo lãnh phải gặp mặt nhau trực tiếp trong vòng 2 năm trước khi nộp hồ sơ bảo lãnh K1. Ngoài ra người bảo lãnh phải là công dân Hoa Kỳ và hiện đang độc thân.
Riêng với trường hợp của 2 bạn, thì khi đã quen nhau gần một năm, việc anh quay về Việt Nam gặp mặt bạn lần đầu tiên và tổ chức đính hôn ngay có lẽ sẽ không gây ảnh hưởng gì đến hồ sơ bảo lãnh. Vì vẫn có nhiều trường hợp người bảo lãnh khi công việc và cuộc sống tại Mỹ không thể cho họ nhiều thời gian quay về Việt Nam lâu hoặc nhiều lần nên họ tổ chức đính hôn tại Việt Nam ngay lần đầu tiên gặp nhau là điều hiển nhiên.
Viên chức Lãnh sự quán cũng chỉ tập trung vào mối quan hệ của 2 bạn là thật hay không chứ họ cũng không xem quá nặng việc gặp nhau lần đầu tiên và đính hôn là có ảnh hưởng tới hồ sơ của anh chị. Tuy nhiên, trong cuộc sống ngoài đời, đặc biệt trong thời đại hiện nay khi thông tin tràn ngập trên internet, thì cuộc tình sét đánh gần như là không còn nữa, và viên chức chính phủ Hoa Kỳ cũng hiểu rõ điều này nên họ sẽ xem xét rất kỹ về tính thực tế của những mối quan hệ chưa bao giờ gặp nhau nhưng vẫn dẫn đến hôn nhân ngay lần đầu gặp mặt. Và để viên chức chính phủ Mỹ tìm hiểu rõ về tính thực tế của mối quan hệ này đã xuất phát từ tình cảm thật mà không vì mục đích định cư từ phía đương đơn và/hoặc mục đích khác từ phía người bảo lãnh, viên chức chính phủ Hoa Kỳ sẽ tập trung rất nhiều về sự am hiểu về hồ sơ của 2 bạn dựa vào 3 yếu tố chính, đó là:
1.Thông tin về nhân thân và gia đình của đương đơn và người bảo lãnh. Viên chức chính phủ Hoa Kỳ sẽ hỏi đương đơn về người bảo lãnh và gia đình của người bảo lãnh nhằm xét rõ sự hiểu biết của đương đơn về gia đình và cá nhân của người bảo lãnh. Ngay trong buổi phỏng vấn, viên chức chính phủ Hoa Kỳ cũng có thể liên lạc cùng người bảo lãnh qua phone hoặc một phương tiện truyền thông khác để so sánh thông tin về gia đình và nhân thân của người bảo lãnh mà đương đơn vừa cung cấp có nhất quán với thông tin mà người bảo lãnh cung cấp không. Vậy, việc thu thập thông tin về gia đình và cá nhân của người bảo lãnh và đương đơn và sự chuẩn bị trả lời nhất quán cho những câu hỏi liên quan đến thông tin gia đình và nhân thân của người bảo lãnh và đương đơn là vô cùng quan trọng.
2. Kiến thức về đời sống, học vấn, công việc, thu nhập, tài sản, và khả năng tài chánh của đương đơn và người bảo lãnh cũng là điều quan trọng mà gia đình anh chị cần nắm rõ. Chỉ có hôn phu hôn thê hoặc vợ chồng thật mới chia sẻ cho nhau những thông tin và kiến thức này, vì đối với hầu hết người Mỹ thông tin và kiến thức về tài sản và khả năng tài chánh là điều rất riêng tư và họ chỉ chia sẻ những thông tin và kiến thức này cho người họ tin tưởng tuyệt đối. Như vậy, theo cái nhìn của viên chức chính phủ Hoa Kỳ, nếu một mối quan hệ giữa hai người chưa bao giờ gặp nhau ngoài đời mà vẫn mong muốn tiến đến hôn nhân thì chỉ có những cặp vợ chồng đã có hôn ước hoặc sắp cưới mới có thể tạo đủ niềm tin với nhau để chia sẻ những kiến thức và thông tin về tài chánh. Thậm chí nếu đương đơn và người bảo lãnh có thể chứng mình niềm tin cho nhau bằng những bằng chứng đồng sở hữu tài chánh, như tài khoản ngân hàng và/hoặc bảo hiểm nhân thọ và/hoặc kế hoạch lương hưu trí (retirement plan) thì càng dễ dàng thuyết phục viên chức chính phủ hơn rằng mối quan hệ của họ là thật, và việc họ đáng được cơ hội xây dựng cuộc sống hôn nhân tại Hoa Kỳ là điều hiển nhiên.
3. Khối bằng chứng thuyết phục cho mối quan hệ giữa đương đơn và người bảo lãnh cần được xây dựng ngay từ lần đầu tiên anh chị có ý định kết hôn và có cuộc sống chung tại Hoa Kỳ. Trên thực tế thì không bất cứ một bằng chứng duy nhất nào có thể chứng minh được mối quan hệ giữa đương đơn và người bảo lãnh là thật và sẽ tiến đến hôn nhân cả, ngay cả việc có con chung. Tuy nhiên, một khối bằng chứng chứng minh cho mối quan hệ đã bắt đầu trong quá khứ được xuất phát từ tình cảm chân thật là thiết yếu. Mối quan hệ giữa đương đơn và người bảo lãnh đang được duy trì tại thời điểm đương đơn và người bảo lãnh xúc tiến hồ sơ bảo lãnh là vì tình cảm nên họ mong muốn có cuộc sống gia đình tại Hoa Kỳ. Ðương đơn và người bảo lãnh cần chứng minh được rằng mối quan hệ của họ sẽ tiếp tục sau khi đương đơn đã đến Mỹ định cư, vì chỉ có mối quan hệ thật mới được tiếp tục sau khi đương đơn đã thành công trong hành trình đi Mỹ dễ.
Vậy nên ngoài việc làm đính hôn cũng như giữ lại các hình ảnh, toàn bộ bằng chứng cho lần gặp mặt trực tiếp quan trọng này, 2 bạn còn cần phải chuẩn bị: 1) Thu thập thông tin cá nhân và gia đình của nhau; 2) Gom góp kiến thức về đời sống và khả năng tài chánh, và 3) Xây dựng khối bằng chứng thuyết phục như email, tin nhắn cũng như các cuộc gọi liên lạc để chứng minh về mối quan hệ trong suốt gần một năm qua để họ không có lý do gì để nghi ngờ về mối quan hệ của 2 bạn.
Tuy nhiên SG VISA chúng tôi cũng có lời khuyên 2 bạn nên sắp xếp gặp nhau thêm nếu có điều kiện để có thể tạo được khối bằng chứng thật tốt cho hồ sơ bảo lãnh. Vì viên chức chính phủ Hoa Kỳ sẽ xét duyệt hồ sơ bảo lãnh của 2 bạn dựa vào tiêu chuẩn “người biết lý lẽ = a reasonable person standard”. Khi 2 bạn đã chứng minh cho viên chức chính phủ thấy rằng họ không còn lý do gì để từ chối hồ sơ bảo lãnh của mình thì hiển nhiên họ sẽ cấp visa cho bạn để bạn có thể xây dựng cuộc sống gia đình cùng người yêu tại Hoa Kỳ.
Huy Tôn & SG VISA Team
Huy Tôn & SG VISA Team
Lầu 14 toà nhà HDTC
36 Bui Thi Xuan, P. Ben Thanh, Q.1, Tp.HCM, Vietnam
Email: info@sgvisa.org l Phone: 0919106590