Menu Close

Dạy trẻ kỹ năng sống

Dạy trẻ kỹ năng sống là giúp trẻ chuẩn bị tốt hơn cho tương lai. Tùy từng độ tuổi của trẻ mà bạn có thể bắt đầu dạy trẻ những kỹ năng sống.

day-tre-ky-nang-song
Hình etapainfantil.com

Trẻ từ 2 đến 3 tuổi: Ở độ tuổi này, nhiều cha mẹ bắt đầu dạy cho trẻ những kỹ năng sống căn bản như: giúp sắp xếp đồ chơi, tự mặc đồ, đánh răng, rửa mặt (với sự giúp đỡ của người lớn), phụ mẹ sắp chén dĩa cho bàn ăn.

Trẻ từ 4 đến 5 tuổi: Cha mẹ dạy trẻ safety skills như giúp trẻ nhớ tên tuổi bản thân, tên cha mẹ, địa chỉ nhà, số phone và biết cách gọi phone trong trường hợp khẩn cấp. Trẻ cũng bắt đầu tập làm quen với việc dọn dẹp căn bản như làm sạch bụi bàn ghế, cho thú nuôi ăn, nhận biết đồng tiền ở mức độ cơ bản, tự chải răng, rửa mặt. Giúp sắp xếp quần áo sạch, bỏ quần áo dơ vào nơi quy định.

Trẻ từ 6 đến 7 tuổi: Lúc này, cha mẹ có thể dạy trẻ những kỹ năng như rửa rau, rửa chén dĩa, học cách sử dụng dao an toàn, tự chuẩn bị các món ăn nguội như bánh mì kẹp…

Trẻ từ 8 đến 9 tuổi: Ở độ tuổi này, trẻ cần có ý thức về đồ dùng cá nhân, biết cách giữ gìn và bảo quản các món đồ. Tự biết gấp quần áo. Trẻ cũng cần biết giữ gìn các đồ dùng cá nhân ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ. Giúp cha mẹ quét dọn nhà cửa, tưới cây, đổ rác.

Trẻ từ 10 đến 13 tuổi: Cha mẹ có thể dạy trẻ kỹ năng sống tự lập. Giúp trẻ biết phải làm gì khi ở nhà một mình, tự dọn dẹp phòng ngủ, biết cách sử dụng máy giặt, máy sấy. Biết nấu những món ăn đơn giản và trông em nhỏ.

Từ 14 đến 18 tuổi: Khi đến tuổi này, trẻ đã học hỏi được nhiều kỹ năng sống căn bản. Ðây là lúc cha mẹ dạy trẻ những kỹ năng sống ở mức độ cao hơn. Bạn có thể giao cho trẻ đảm trách hoàn toàn việc dọn dẹp nhà cửa, dạy trẻ làm quen với việc sử dụng, bảo trì xe hơi căn bản như biết cách đổ xăng, bơm hơi vỏ, vệ sinh xe. Biết cách đọc hướng dẫn sử dụng các loại thuốc. Ðây cũng là lúc trẻ bắt đầu học cách giao tiếp, những việc cần làm khi đi phỏng vấn, xin việc trong tương lai, cũng như làm quen với việc sử dụng credit card.

Nguồn familyeducation.