Ở mọi quốc gia, việc điều hành kinh tế đất nước là nhiệm vụ của chính phủ. Công tác điều hành của Chính phủ dựa vào 2 yếu tố, đó là luật pháp và chính sách. Nếu nền kinh tế đất nước được ví như chiếc xe tải siêu trọng, thì Luật pháp là luật giao thông đường bộ, chính sách được ví như con đường dẫn đến đích. Chính phủ là động cơ, thủ tướng là tài xế.
Trên đường đi đến mục tiêu đã định, người tài xế luôn phải xoay vô lăng liên tục, lúc bên này, lúc bên kia để bẻ lái cỗ xe đi đúng hướng. Mọi ứng phó trong tình huống phát sinh trên lộ trình đều cần phải nhanh nhất, đó là những quyết định tức thời của tài xế, nếu có nguy hiểm thì trách nhiệm điều đặt lên vai người tài xế. Nếu gặp cầu sập tài xế phải dừng xe lại, việc đến đích không cần thiết nữa. Nếu gặp lũ tràn phá hủy đường xá ngày một tiến gần về phía xe thì tài xế có nhiệm vụ bẻ lái quay đầu, không được ngu ngốc đánh đu với tử thần.
Đối với chính phủ cũng vậy, chiến lược cho mục tiêu lớn có tính dài hạn được hoạch định thành một lộ trình ta gọi là chính sách. Nếu vừa triển khai mà phát hiện ra đó là một chính sách sai lầm, thì với vai trò người tài xế cho cỗ máy kinh tế, thủ tướng cho dừng chính sách ngay để tránh thiệt hại, hoặc nếu thấy nó chưa hợp lý thì hiệu chỉnh để tiếp tục. Ví dụ dự án Bauxite Tây Nguyên, nếu chuyên gia chứng minh thuyết phục rằng 100% nó gây lỗ, thì ngay từ đầu thủ tướng hủy dự án khi còn manh nha thì nó đã không thê thảm như hôm nay. Nhưng với Việt Nam không thể, vì sao?
Ở Việt Nam lâu nay rơi vào hoàn cảnh bi hài. Thằng tài xế cầm vô lăng không được tự ý lái theo hoàn cảnh thực tế mà nó phải bẻ vô lăng theo ý của một thằng khác. Thằng ôm vô lăng nó được một thằng ở nhà chưa biết lái xe bao giờ soạn sẵn cho một tờ giấy chỉ cách lái. Thằng tài xế cho xe nổ máy chạy, hắn không quan sát phía trước để ứng phó tình huống trên đường mà chỉ dán mắt nhìn vào tờ giấy và bẻ lái theo những gì được soạn sẵn trên đó. Kết quả xe đi sai đường và lật nhào.
Thủ tướng Việt Nam, người trực tiếp cầm vô lăng cho cỗ máy kinh tế đất nước, nhưng ông ta không thể dừng những dự án sai lầm cấp quốc gia để giảm bớt thiệt hại. Khi dự án Bauxite Tây Nguyên được ĐCS hoạch định sẵn trong Nghị quyết Đảng thì xem như Chính phủ chỉ có thi hành mà không thể dừng nó. Mỗi mục tiêu kinh tế ghi trong Nghị quyết Đảng họp 5 năm một lần được người CS gọi đó là “kế hoạch 5 năm”. Đấy như là một tờ giấy lệnh buộc tài xế lái theo ý họ vạch sẵn cho 5 năm, nếu gặp cầu sập cũng phai ủi mà đi, vì thế nên nền kinh tế Việt Nam mới ngã nhào.
Người CS cứ mỗi 5 năm một lần họp hành để phân chia quyền lực trong đảng. Cứ mỗi lần như vậy họ soạn lại Nghị quyết Đảng, trong kế hoạch phát triển kinh tế đất nước trong Nghị quyết họ gọi là “kế hoạch 5 năm”. Kế hoạch này nó chi phối chính sách của chính phủ. Khổ nỗi việc thực hiện mục tiêu kinh tế cần có sự uyển chuyển để ứng phó kịp thời với sự thay đổi môi trường kinh tế chứ có ai làm xơ cứng vậy? Và thêm một điều buồn cười nữa, đó là mục tiêu kinh tế được soạn theo tham vọng có tính hoang tưởng của người đứng đầu đảng, con người chỉ biết Mác Lê và dốt kinh tế học. Thế mới là đại bất hạnh cho đất nước.
Từ Facebook Đỗ Ngà