Menu Close

Tổ Chức Giám Sát Nhân Quyền Quốc Tế yêu cầu trả tự do cho Phan Kim Khánh

NGUỒN TIN: VOA

Phan Kim Khánh. Ảnh: The 88 Project
Phan Kim Khánh. Ảnh: The 88 Project

Tổ Chức Giám Sát Nhân Quyền Quốc Tế kêu gọi Việt Nam hủy bỏ những lời cáo buộc, trả tự do cho sinh viên Phan Kim Khánh, trước khi tổ chức hội nghị thượng đỉnh Diễn Đàn Hợp Tác Kinh Tế Châu Á -Thái Bình Dương vào đầu tháng tới. Tổ chức này còn yêu cầu các nhà tài trợ,  và các nhà lãnh đạo thế giới, yêu cầu chính quyền Việt Nam phóng thích tất cả tù nhân chính trị, trước khi bắt đầu hội nghị quan trọng này.

Phan Kim Khánh. Ảnh: Giao Duc
Phan Kim Khánh. Ảnh: Giao Duc

Trao đổi với đài VOA tối ngày 24 Tháng Mười, ông Phil Robertson, Phó Giám Đốc Phụ Trách Giám Sát Nhân Quyền Châu Á, cho biết: Chính quyền Việt Nam sẽ sử dụng APEC, như một sân khấu cho thấy mọi thứ đều tốt đẹp ở Việt Nam: Kinh tế đang lên, con người hạnh phúc, chính quyền có trách nhiệm với người dân… Việt Nam muốn thuyết phục các lãnh đạo thế giới tin rằng, đó là những điều tốt đẹp đang diễn ra tại Việt Nam.

Bùi Hiếu Võ, hình bên trái, và Phan Kim Khánh. Ảnh: Báo giao thông
Bùi Hiếu Võ, hình bên trái, và Phan Kim Khánh. Ảnh: Báo giao thông

Thông cáo được đưa ra, trước khi phiên tòa xét xử Phan Kim Khánh, vào ngày 25 Tháng Mười. Phan Kim Khánh là sinh viên của Đại Học Thái Nguyên. Anh được xem là “một thủ lãnh sinh viên” năng động, từng tham gia thành lập và điều hành một câu lạc bộ sinh viên trong trường, hỗ trợ các hoạt động tình nguyện của sinh viên. Phan Kim Khánh được bầu chọn là  ủy viên ban thư ký của Hội Sinh Viên, được nhiều bằng khen của Hội Sinh Viên và Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Thái Nguyên.

Phan Kim Khánh. Ảnh: The 88 Project
Phan Kim Khánh. Ảnh: The 88 Project

Năm 2015, Phan Kim Khánh được học bổng của Chương Trình Thủ Lãnh Trẻ Đông Nam Á, tham gia khóa đào tạo do Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội tổ chức. Anh bị bắt hồi Tháng Ba, với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nướcViệt Nam” theo Điều 88 Bộ Luật Hình Sự Việt Nam, vì đã thành lập và điều hành hai trang blog có tên “Báo Tham Nhũng” và “Tuần Việt Nam.”