Chiến tranh Việt Nam để lại nhiều dấu tích trong thơ văn, nhất là tại Miền Nam. Trong khi Miền Bắc là những tiếng thét gào xung trận hay tô hồng thực tế kiểu Đường ra trận mùa này đẹp lắm… thì thơ Miền Nam phản ảnh thực tại bi hùng, khốc liệt của chiến tranh, lẫn nét nhân bản và tình yêu. Sau đây xin gởi đến bạn đọc sáng tác của một số nhà thơ tiêu biểu của Miền Nam: Nguyễn Bắc Sơn, Lâm Hảo Dũng, Kim Tuấn, Khoa Hữu.
SAO KHUÊ
![]()
|
Chiến tranh và tôi Lòng suối cạn phơi một bầy đá cuội rừng giáp rừng gió thổi cỏ lông măng đoàn quân anh đi những bóng cọp vằn gân mắt đỏ lạnh như tiền sắc mặt
Bốn chuyến di hành một ngày mệt ngất dừng quân đây nói chuyện tiếu lâm chơi hãy tựa gốc cây, hãy ngắm mây trời hãy tưởng tượng mình đang đi picnic
Kẻ thù ta ơi, các ngài du kích hãy tránh xa ra đừng chơi bắn nheo hãy tránh xa ra ta xin xí điều lúc này đây ta không thèm đánh giặc
Thèm uống chai bia, thèm châm điếu thuốc thèm ngọt ngào giọng hát em chim xanh kẻ thù ta ơi, những đứa xăm mình ăn muối đá và hăng say chiến đấu
Ta vốn hiền khô, ta là lính cậu đi hành quân rượu đế vẫn mang theo mang trong đầu những ý nghĩ trong veo xem chiến cuộc như tai trời ách nước
Ta bắn trúng ngươi vì ngươi bạc phước vì căn phần ngươi xui khiến đó thôi chiến tranh này cũng chỉ một trò chơi suy nghĩ làm gì lao tâm khổ trí
Lũ chúng ta sống một đời vô vị nên chọn rừng sâu núi cả đánh nhau chọn trời đêm làm nơi đốt hỏa châu những cột khói giả rồng thiêng uốn khúc
Mượn bom đạn chơi trò pháo tết và máu xương làm phân bón rừng hoang |
![]()
|
Ngày về Banhet
Sáng nay về tới rừng Banhet Còn nhớ đồi cao dốc tử thần Ta đã một thời đi chiến đấu Một thời lữ khách rất cô đơn Suối có ngàn năm ai nhớ suối Ta đi ai nhắc đến tên ta Ví như xương chất cao thành núi Cũng chỉ mong quay lại mái nhà Ta pháo gầm vang một góc rừng Ðồi tây giặc khiếp ngắm đồi đông Những ai trong phút kinh hoàng ấy Tay súng trang nghiêm mắt trợn trừng Anh ở miền Nam lạc đến đây Còn quân phương Bắc ngủ xuôi tay Chiến tranh như thể trò tiêu khiển Của lũ con buôn xác chết này Ta ngắm trời xa Lào quốc đó Thương hồn trai buổi máu xương phơi Có trăng chắc thấy bao hình bóng Về hát nghêu ngao một góc trời Ta ngắm trời xa Chùa Tháp đó Chiến tranh mộng tưởng sẽ về đâu Mỗi năm rừng mất bao nhiêu lá Là xác thây người rụng bấy nhiêu. |
![]()
|
Buổi chiều ở pleiku
Buổi chiều ở Pleiku những cây thông già đứng lên cùng bụi mù tiếng phi cơ, tiếng xe và tiếng súng anh còn phút nào để nói yêu em buổi chiều ở Pleiku không có mặt trời chỉ có mưa bay trên đầu ngọn núi những đứa bạn về từ mặt trận xa những đứa bạn đi áo đường bụi đỏ những ngày mưa nghe bỗng lìa nhà những ngày mưa âm thầm nhỏ giọt những ngày mưa âm thầm đi qua
Buổi chiều ở Pleiku có bữa cơm ăn vội có tập họp 7 giờ có cắm trại, cấm quân hằng tháng có quân cảnh ngoài đường có thầy đội thầy cai hoạnh hoẹ anh còn phút nào để ghé thăm em
Buổi chiều ở Pleiku có anh và nỗi buồn có đêm, có ngày, có quan, có lính có jeep chở vợ đi chơi, có kẻ chờ xe đi làm có vui, có buồn, có mây, có núi có anh đứng nhìn ngày tháng đi qua buổi chiều ở Pleiku có cà phê và bạn hiền có biển hồ nước trong có lúc buồn soi mặt ôi mặt mình sao bỗng gớm ghê ôi đời mình sao nhìn muốn khóc ta với ta xa lạ vô cùng
Buổi chiều ở Pleiku có gì hỡi em có nỗi cô đơn trong khói sương mù có phố buồn hiu, có đêm giấu mặt có giấc sầu dài trong cõi thiên thu có bức tường vôi ghi dấu đạn thù có cuộc đời ta chìm trong khói lửa kiếp người sao đã lãng du buổi chiều ở Pleiku, buổi chiều nghe mưa bay trên đầu núi buổi chiều như mọi buổi chiều tiếng phi cơ, tiếng xe và tiếng súng anh còn tiếng nào để nói yêu em Tập san VĂN |
![]()
|
Cái chết của một tượng đá*
Si Dieu existe, que souhaiteriez vous qu’il vous dise après votre mort.
Tạc mãi đau thương người thành đá ngồi canh đồng đội đã bao năm cây súng gác ngang đời không ngủ chiếc ba lô vai nặng vết hằn.
Người ngồi đó, mở trang bi sử chiến bào như thấm máu chưa khô ta ngồi đó xanh hàng bia mộ áo nhung rêu cũng bạc dấu thù.
Ta muốn hỏi người từ đâu đến bèo mây hạnh ngộ, có nhớ ta ta về từ những vùng, khu chiến bọc kinh hoàng xương mất, để da.
Ta muốn hỏi người, câu sinh tử mắt trẻ thơ, môi cánh hoa đào trán cô phụ băng lời tình sử tóc mẹ già phủ mặt chiêm bao.
Cái chết – những con thiên nga trắng ngàn năm tuyệt tích trời đông phương anh hùng mạt lộ, chiến trường tận đâu trái tim của một gã cuồng?
Ðêm thập tự hàng hàng, vấn tội đồi bạch dương chụm những đầu ma oán sâu sương khói cao mù núi sát thời gian, người, đá hay ta.
Mười năm, lại mười năm sống sót chuyện dữ tan tành, đồng đội đâu đất nghĩa trang nhớ hoang dại mọc quê nhà đây, cỏ mới, ngang đầu. Saigon 1990. *tượng Tiếc Thương của Nguyễn Thanh Thu |