Menu Close

“Nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp” là gì?

Một câu thường nghe nói mỗi ngày trong thế giới nhiếp ảnh là “Tôi là một NAG chuyên nghiệp.” Lời tuyên bố này phải được xem trong ngữ cảnh rằng 8 trong số 10 người với máy ảnh DSLR tự nhận mình là “professional photographers”. Dĩ nhiên con số này chỉ là một sự ước đoán, nhưng sự ước đoán này cũng không phải xa vời lắm.

Câu hỏi chúng ta nên hỏi là “Ðiều gì làm cho một nhiếp ảnh gia trở thành chuyên nghiệp?” Nhiếp ảnh gia nổi tiếng Peter Hurley chắc chắn là một tay chuyên nghiệp, và mặc dù anh Sáu đầu xóm vừa được trả tiền để chụp đám cưới cho cô Hương, anh ta dứt khoát không phải chuyên nghiệp. Vậy những tiêu chuẩn nào cho phép các photographers tự gọi mình là “professional”?

Nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp Peter Hurley đang tác nghiệp.
Nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp Peter Hurley đang tác nghiệp.

Có lẽ câu hỏi quan trọng hơn là “Là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp có gì hay ho?” Tôi không muốn “giở giọng” chỉ trích, nhưng phần nhiều những tác phẩm của các NAG chuyên nghiệp tạo ra thì hơi trần tục, trong khi đa số những tác phẩm của các tay ảnh “amateur” thì lại phi thường. Cuối cùng, câu hỏi vẫn còn lẩn quẩn: những ai nên và những ai không nên được xem là chuyên nghiệp?

Sở dĩ tôi nêu lên đề tài này hôm nay là vì tôi thấy một tờ báo nổi tiếng trong cộng đồng Mỹ, The Washington Post, đang mở một cuộc thi nhiếp ảnh. Phần điều lệ nộp ảnh vào cuộc thi nói rõ rằng “chỉ có amateurs mới đủ tư cách” ghi tên. Khi tôi đọc tới phần này, liền liên tưởng tới câu hỏi đầu bài. Và The Washington Post đã không làm tôi thất vọng. Họ định nghĩa nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp là “một người với hơn 50 phần trăm lợi tức hàng năm của họ xuất phát từ nghề nhiếp ảnh”. Ðiều này có nghĩa rằng nếu người pro này làm lương $50,000 một năm, thì ít nhất $25,000 phải là lợi tức từ nghề chụp hình.

Ðịnh nghĩa này loại ra rất nhiều nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, và có lẽ ban tổ chức đã cố ý như vậy. Sau khi suy nghĩ về điều này, có lẽ tôi không quen biết ai xứng đáng được gọi là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Ðây không phải là một lời chỉ trích vì nhiều đồng nghiệp của tôi là những nhiếp ảnh gia xuất sắc.

nhiep-anh-gia-chuyennghiep-03

Professional vs. Amateur: định nghĩa của riêng tôi

Theo tôi nghĩ, 50% lợi tức có lẽ quá đơn giản cho một định nghĩa, dù vậy nó lại hiện lên trong hầu hết tất cả những nghiên cứu về đề tài này. Sau một khoảng thời gian “đào xới” trên Gú Gồ, tôi đã tìm ra những điều kiện để một tay chụp ảnh được xem là professional.

Website: Các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp phải có một website với những bộ hình ảnh về thể loại hình chuyên môn của họ. Nếu bạn chuyên chụp đám cưới, khách (mới) của bạn nên được thấy hơn 20 tấm ảnh của những đám cưới khác nhau bạn đã chụp. Cách này người khách hàng của bạn có thể xem kết quả làm việc của bạn và khảo sát nó về phẩm chất và tính đồng bộ.

nhiep-anh-gia-chuyennghiep-02

Bảo hiểm: Một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp nên có bảo hiểm trách nhiệm kinh doanh. Bạn nên làm việc với hợp đồng, không phải chỉ bắt tay xoàng, cho nên rất cần thiết có bảo hiểm.

Thành tích: Một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp nên có một vài món sau đây:

  1. Tác phẩm của họ đã được xuất bản trên báo, tạp chí, v.v….
  2. Tổ chức và hướng dẫn một chuyến đi săn ảnh với những người mới học.
  3. Ðã từng triển lãm ảnh của họ.
  4. Nhận giải thưởng từ một cuộc thi nhiếp ảnh toàn quốc.

Ðiểm chủ yếu ở đây là đừng lo nghĩ về những nhãn hiệu tự ban. Ðừng ngại cho phép giới đại chúng mô tả công việc của bạn. Những nhiếp ảnh gia như Peter Hurley, Joe McNally, và Scott Kelby không bao giờ tự xưng họ là professional photographers hết. Họ chỉ nói “Tôi là một photographer.” Nếu tự gọi mình chỉ là photographer một cách khiêm tốn cũng đủ cho Peter, Joe, và Scott, thì nó cũng nên “đủ xài” cho tất cả chúng ta.

Chúng ta đều yêu thích những gì chúng ta làm – đó là nhiếp ảnh. Ðiều khác biệt là nếu chúng ta bán hình hoặc cho free. Không ai trong thế giới thực tế care về sự khác biệt đó. Ðôi khi với những nhãn hiệu tự ban, chúng ta lại gặp nguy cơ như có vẻ tự phụ. Người ta chỉ care về phẩm chất của công việc của chúng ta, và bổn phận của chúng ta là liên tục cố gắng để cải tiến phẩm chất đó. Hãy để thế giới mô tả bạn…

nhiep-anh-gia-chuyennghiep-04

AN