Tôi ngồi đối bóng trên khung vách với nỗi đau đen và loang ra như một đám mây mù. Ngọn đèn dầu hắt một khoảng sáng yếu ớt trên chiếc bàn xiêu một chân. Những điếu thuốc Cẩm Lệ chú Hữu hút dở dang, dán trên vách như những chiếc sâu kèn, vàng vọt. Mưa thỉnh thoảng sáng lên từng chuỗi sau từng cơn sấm sét. Song cửa thưa chập chờn những vạt lá chuối như những bàn tay vẫy khổng lồ.
Tôi ngồi bó gối trên chiếc ghế độc nhất trong căn phòng. Mưa gầm gừ đe dọa. Tiếng côn trùng rả rích hiên sau. Âm thanh thỉnh thoảng vỡ bùng lên như một hợp tấu ma dại, rồi lại chùng xuống nỉ non như đang có bàn tay nhạc trưởng vô hình nào đó điều khiển. Tôi ngồi đó. Rất lâu. Khoảng thời gian không đủ làm tâm hồn tôi khô ráo. Mưa vẫn còn chảy từng mạch vào hồn. Tôi thảng thốt đưa tay đặt lên bụng mình. Hình như có một giọt máu nào đang quẫy mình trong đó. Giọt máu oan khiên đã hành hạ tôi suốt hai tháng nay, từ ngày tôi không thấy kinh nguyệt trổ ra theo định kỳ. Không thể tưởng tượng được khuôn mặt tôi hốt hoảng sau đó. Bây giờ. Nỗi đau đã hiển hiện. Không còn nghi ngờ. Hết rồi. Thật sự hết rồi. Tuổi con gái. Tôi tưởng đã quên được chuyện đêm hôm đó. Nhưng không, giọt máu trong bụng tôi nhắc nhở tôi mỗi ngày. Nhất là những cơn mưa như đêm nay. Tôi bàng hoàng nhận ra mình là loài cầm thú. Tiếng gió rít ngang hiên nhà. Tôi quay đầu lại, ngơ ngác.

Chú Hữu đá mạnh liếp cửa, chập choạng bước vào, mang theo cơn gió thổi qua vùng ánh sáng độc nhất trên chiếc bàn cạnh tôi ngồi, bóng tôi lay động trên vách. Bóng chú Hữu gẫy đổ trên bóng tôi. Có lẽ chú say rượu. Giọng chú nhừa nhựa:
“Hồng chờ chú về phải không?”
“Chú uống say rồi.”
Tôi bật dậy từ chiếc ghế.
Những giọt nước bám lấy áo quần chú Hữu từ từ nhỏ xuống nền nhà, thấm mau vào nền đất nện cứng. Chú ngồi xuống chiếc ghế tôi vừa đứng lên. Tôi lùi bước, dựa lưng vào vách. Tôi nói thật bình tĩnh:
“Chú vô buồng ngủ đi.”
Chú Hữu cười lên khích khích. Tiếng cười nửa trẻ thơ, nửa đau đớn. Chú cất tiếng giữa hai kẽ răng, âm thanh sắc như lưỡi dao bổ cau:
“Chú không ngủ mô. Răng mà Hồng ác với chú quá. Trời mưa như ri…”
Tôi hạ giọng xuống như van nài:
“Hồng biết chú… thương Hồng, nhưng mình không thể. Chú biết không. Mình không thể!”
Chú Hữu quắc mắt. Ánh mắt lóe sáng, thứ ánh sáng dữ dội của loài chó sói trong đêm trăng lên. Chú cất tiếng, như tiếng hú gợi dục:
“Mình không thể? Chú không sợ dư luận. Chú không cần ai. Chú chỉ cần Hồng. Hồng biết không?”
“Hồng không biết, không biết chi hết. Chú tha cho Hồng đi. Chú cho mệ nội chết được nhắm mắt.”
Chú Hữu đá ghế, bước tới gần tôi. Tôi đảo mắt tìm đường thối lui, nhưng vô hiệu, bàn tay chú Hữu như gọng kềm siết lấy cổ tay tôi. Tôi vùng vẫy, rên rỉ:
“Ba về sẽ giết chú.”
“Chú không sợ. Có giỏi thì về đây. Ba cháu có hổ thẹn không khi thấy gia đình này trở thành như vậy? Cháu nói đi. Ba cháu bỏ đi từ khi mạ cháu mất, cháu chỉ mới mấy tháng. Chú mười tuổi. Chú biết chi? Mệ nội cháu đau yếu liên miên. Chú mười tuổi đã biết gồng gánh gia đình này rồi.” – “Chú gồng gánh giỏi quá hỉ? Răng chú không gồng gánh cho căn nhà này trở thành vách gạch, ngói đỏ? Răng chú không gồng cho cháu khỏi phải đi cày thuê cuốc mướn?”
Lời chọc tức của tôi làm cho chú Hữu nổi điên. Chú siết bàn tay chú mạnh hơn. Tôi bặm môi. Không la. Chú quát vào tai tôi, hơi thở bay nồng mùi rượu:
“Nói thằng cha của mi về đây mà gồng gánh cho mi. Ba mi đúng là đồ vô trách nhiệm.”
Tôi dùng bàn tay còn lại, lấy sức tát vào mặt chú Hữu một cái nhá lửa. Chú Hữu điên tiết nắm luôn cánh tay còn lại của tôi, đẩy tôi mẹp gí vào vách. Hơi thở chú lùa vào mặt tôi, rồi xuống cằm, xuống ngực. Chú cắn đứt những hạt nút trên cùng của áo tôi ra. Tôi giẫy giụa. Chú dùng sức ép sát thân thể của chú vào người tôi. Nóng ran. Cánh tay của chú nổi lên những đường gân như những con trùn ngoằn ngoèo dưới làn đất nâu. Lưỡi chú thấm ướt đầu vú tôi. Chú rên lên hư hử như con chó dại, ngồm ngoàm, cắn rứt một miếng thịt ngon. Tôi cong mình chịu trận. Cảm giác của da thịt đàn ông bào mạnh lên thân thể tôi, chuốt ra nỗi đau sướng tê dại. Tôi quên không còn nhớ người đàn ông đang cuồng si trên thân xác tôi là chú Hữu. Chú út của tôi. Tôi ứa nước mắt. Ðau khổ và sung sướng tuôn vào người tôi. Tôi không còn giẫy giụa hung bạo như trước. Tôi chịu trận. Chú Hữu đã lột trần chiếc áo của chú ra hồi nào tôi không biết. Trong khi tay chú vẫn còn kềm siết hai cánh tay tôi. Tôi không nhớ khoảng thời gian nào chú buông tay tôi ra để cởi áo? Thần trí tôi tê liệt. Da thịt chú sạm nắng, cuồn cuộn, đầy nam tính. Chú đang tìm cách đẩy tôi nằm xuống. Tôi ngã người ra. Chợt bối rối thấy mình ngã xuống từ một triền dốc. Rất lâu, tôi mới thấy da thịt tôi đụng xuống một lớp đất khô nhám làm trầy trụa tấm lưng. Chú Hữu đang úp mặt trên phần da thịt nhạy cảm nhất của tôi. Người chú nhấp nhô như đang nương theo từng cơn sóng. Trườn. Bò. Rồi, chú tan ra như sóng đập vào bờ, mà nơi đó, chính là da thịt tôi, trắng nuột nà, nằm chịu mình nghe sóng vỗ trên từng lùm cây, khe đồi. Tôi mở mắt nhìn thao láo vào khoảng không. Hình ảnh mệ nội trên trang thờ nhìn xuống. Tôi nghe từng chuỗi âm thanh rít rịt nối nhau phát ra từ miệng bà: Ðồ loạn luân. Ðồ dâm tiện.
Tôi bật người dậy như chiếc lò xo. Tay quơ quần áo, tôi chạy vụt ra vườn. Mưa đổ xối xả vào da thịt tôi. Bóng tôi như một vệt sáng lướt thướt trong màn đêm. Tôi vấp vào thân cau, ngã xuống. Tôi nghe một tiếng nổ khô, nhọn, bên mắt trái của tôi. Không có cảm giác gì cả. Ngay cả vết máu trên mặt tôi chảy xuống mằn mặn đầu môi. Tôi tròng áo quần đẫm ướt vào người một cách khó khăn, vừa khóc. Mưa tàn nhẫn quất vào mặt tôi, tê tái. Tóc tôi thấm ướt, bết vào vết thương vừa mới nứt một khoảng dài trên khuôn mặt tôi. Hình như vết thương sâu lắm, nhưng không đau nhức bằng vết thương trong lòng tôi vừa bị chú Hữu xé toạc. Tôi bò vật vã trong đêm. Tiếng bước chân mỗi lúc một gần. Chú Hữu quỳ xuống bên cạnh tôi. Chú ôm tôi vào lòng. Chú xin lỗi. Chú khốn nạn. Tay chú vuốt tóc tôi. Bỗng chú hốt hoảng kêu lên. Trời ơi! Máu!Máu!
Trời sáng sau cơn mưa, nhưng trong hồn tôi lại mang nặng một màn mây màu chì. Buổi sáng, tiếng gà gáy khan báo động tôi mở mắt tìm ngày. Nhưng không, bóng đêm vẫn còn trĩu trên mắt. Chú Hữu lo lắng ngồi bên cạnh. Vết thương trên mặt tôi đã được chú băng bó cẩn thận. Tôi lo lắng đưa tay sờ mặt. Hồng có bị chi không? Cháu có bị chi không? Tôi khóc nức nở khi thấy mình bị bịt kín một bên mắt. Chú Hữu cầm lấy tay tôi. Ðừng sợ, không có chuyện chi mô. Lát nữa chú sẽ đưa cháu đi thầy thuốc. Chú Hữu khóc. Lỗi tại chú. Cháu tha lỗi cho chú. Tôi im lặng. Tôi không còn giận chú Hữu. Tôi thấy chú đáng thương hơn bao giờ hết. Khuôn mặt chú căng thẳng, rồi méo mó đến tội nghiệp. Tôi ngả đầu vào vai chú Hữu, khóc thành tiếng. Cháu thương chú. Cháu thương chú. Chú ơi!
“Chú biết!”
Tôi ngước mặt nhìn chú soi mói. Chú nói là chú đã bắt gặp tôi nhìn lén chú tắm bên lu nước dưới gốc cây cau, mỗi tối. Chú thích thế, và cố tình tắm cho tôi thấy. Tôi nhớ những đêm trăng nhìn từng dòng nước từ gáo dừa tưới chảy xuống, sáng bạc, loáng trên lưng chú Hữu. Tôi nhớ tiếng hát chắp nối không tròn câu của chú mỗi lúc chú đang tắm, đang xoa nắn thân hình. Tôi rung cảm khi nhìn thân thể chú Hữu lực lưỡng dưới trăng. Tôi ghen tuông cả những lời bóng gió, bỡn cợt của chú Hữu với những cô gái thôn làng.
Chú Hữu chăm sóc tôi từ nhỏ, tắm rửa cho tôi lúc tôi chưa biết ngượng ngùng. Chú nói chú biết thân thể của tôi từ ngày còn nhỏ đến lớn. Chú yêu tôi như em, như cháu, như người tình.
Chú nói ôn mệ nội sinh ra bốn người con, hai trai và hai gái. Hai o ở giữa chú Hữu và ba tôi đã qua đời lúc Tây đến càn thôn. Ba tôi trốn theo Việt Minh, bỏ lại mệ nội với hai đứa con nít. Ôn tôi mất từ lúc nào chú không nhớ, chỉ biết là trước khi tôi được sinh ra đời. Mạ tôi cũng chết sớm, lúc tôi chưa biết nói. Tình cảm của tôi được nuôi dưỡng bởi mệ nội và chú Hữu. Chú Hữu thương và đùm bọc tôi từ những ngày tôi chập chững biết đi. Lớn lên một chút, tôi được chú đưa đi mò ốc bắt cua. Chú cho tôi tham dự tất cả những trò chơi với đám con nít đồng quê thuở ấy. Dạo chú hai mươi tuổi, tôi lên mười. Thế mà đi đâu chú cũng cõng tôi theo. Tôi bám lấy chú như cái đuôi, không bao giờ muốn chú phải cắt bỏ. Chú cũng không cảm thấy vướng víu vì “cái đuôi” này. Có một dạo chú say mê chép thơ tình, quên tôi. Tôi giận dỗi lén chú ném tập thơ của chú xuống con lạch phía sau nhà. Chú biết đuợc, tát tôi một cái. Tôi khóc và giận chú. Sau đó, tôi hối hận, khi thấy chú ngồi hong từng trang thơ ướt nhẹp, nhòe nhoẹt mực dưới ánh nắng buổi trưa. Mắt chú buồn vương vấn.
Tôi lùa tay vào tóc chú Hữu:
“Nói với cháu đi, ngày xưa chú yêu chị Lê phải không?”
“Không. Chú yêu cháu. Chú chỉ yêu cháu mà thôi.”
Tôi mỉm cười hài lòng:
“Chú nói láo với Hồng. Ngày xưa Hồng mới mười tuổi. Dạo ấy, Hồng quăng tập thơ của chú xuống lạch. Chú đau lòng lắm phải không? Chú tát Hồng. Chú còn giận Hồng nữa.”
Chú Hữu cười thành tiếng:
“Hồng giận chú thì có.”
Tôi nũng nịu:
“Răng chú lại tát Hồng? Hồng biết chú chép tập thơ đó cho chị Lê. Hồng không thích chú thương chị Lê.”
“Lúc ấy cháu mới mười tuổi, biết chi?”
“Ừ! Hồng biết chi mô?”
Tôi lẫy. Ngồi im.
“Cháu không trách chú chứ?”
Chú Hữu thở dài.
“Chuyện chi?”
Tôi làm bộ ngây thơ.
“Chuyện chúng mình. Chú và cháu.”
“Hồng ngồi trên dư luận.”
“Còn lương tâm? Cháu đừng ăn nói ngang bướng như rứa!”
“Nếu biết là ngang bướng, tại sao tối hôm qua…”
Chú Hữu bịt miệng tôi lại:
“Hôm qua chú say.”
“Hồng không sợ. Bị mất một nửa khuôn mặt, Hồng còn chưa sợ. Huống chi…”
Chú Hữu nắm lấy tay tôi xoa nhẹ:
“Chú biết, nhưng chuyện của mình không thể để thiên hạ biết được.”
Tôi bướng:
“Nhưng chú phải hứa là thương Hồng suốt đời, Hồng mới chịu.”
“Chú hứa.”
Như vậy, tôi trở thành một người đàn-bà-hai-mươi-tuổi, với vết thương trên mặt khống chế chú Hữu. Bởi tôi biết, nếu không làm thế, tôi sẽ mất chú. Chú Hữu đẹp trai, oai phong quá, có biết bao người con gái theo đuổi bên ngoài. Còn tôi, tôi chỉ biết ngồi nhà chờ chú Hữu về với một nửa khuôn mặt luôn luôn giấu trong bóng tối. Mặc dù tôi đã đánh vào đó rất nhiều phấn nụ. Phấn trắng làm khuôn mặt của tôi bệch ra, mốc cời, trông như ma quỷ. Tôi biết chú Hữu sợ nhìn thấy khuôn mặt đó, nhưng tôi muốn thế. Tôi muốn chú nhìn thấy tôi như một bóng ma suốt đời ám ảnh chú. Tôi muốn chú phải đau khổ vì tôi, ân hận vì tôi. Tôi cố tình hành hạ chú, hành hạ ngay cả tôi. Như hôm nay, trời cũng mưa như đêm hôm nào. Tôi đánh phấn nụ trắng làm nền, sau đó lại dồi thêm phấn nụ hồng lên má. Và môi, tôi tô đỏ chét. Tôi có một khuôn mặt hát bội, khuôn mặt của những nhân vật điên dại, xấu xí và hung dữ. Tôi không dám nhìn mình trên gương lâu. Tôi ngồi soi bóng mình trên vách. Nhìn trừng trừng con thạch sùng đang chắc lưỡi như tiếc của trên đó. Trong một sát na, tôi bỗng thấy nuối tiếc cuộc đời con gái của mình. Gió đớn đau rít gào giùm tôi hiên ngoài. Vết thương làm khuôn mặt tôi không bao giờ trở thành nguyên vẹn. Tôi ngắm bóng mình bằng con mắt còn lại. Xót xa. Tôi chờ chú Hữu về như mọi đêm. Dạo sau này, chú uống rượu nhiều hơn lúc trước. Có thể chú sẽ cảm thấy dễ chịu khi nhìn khuôn mặt tôi trong bóng đêm qua hơi men say. Tôi không còn tự lừa dối mình. Tôi không còn khuôn mặt dễ thương nữa thì tôi phải tự tạo cho mình một khuôn mặt dễ ghét. Tôi thường phẫn nộ nhìn mình trong gương với nửa khuôn mặt còn lại những dấu vết kim khâu vụng về của thầy lang vườn. Những vết kim khâu tạo thành những đường lồi lũng như những dấu chân rết chằng chịt. Còn mắt trái của tôi đã bị che lấp bởi những vết da nhăn nheo, chồng chéo.
Chú Hữu đá mạnh liếp cửa, chập choạng bước vào. Gió làm lung lay ngọn đèn dầu mà bóng đèn đã mẻ mất một miếng. Mồ hóng che khuất một phần ánh sáng. Tôi không thiết gì việc nhà. Ðã không còn lau chùi dọn dẹp. Chiếc bàn xiêu một chân, nằm lệch một khoảng trong gian nhà. Chiếc phản chú Hữu nằm bụi bám, mờ căm. Chú Hữu hỏi nhỏ:
“Răng còn chưa ngủ?”
“Hồng chờ chú về.”
“Có chuyện chi không?”
Tôi vẫy tay ra dấu chú Hữu lại gần. Tôi cầm bàn tay lạnh ngắt của chú đặt lên bụng mình. Giọng bình thản. Không vui. Không buồn. Có một chút gì đó tuyệt vọng:
“Hồng đã có mang rồi.”
Chú Hữu giật mạnh tay ra, sững sờ:
“Thật không? Ðừng làm chú sợ.”
“Thật.”
Chú Hữu đá mạnh chân ghế. Tôi té xuống đất. Ngỡ ngàng nhìn chú.
“Phá nó đi.”
Tôi hốt hoảng, lết lui:
“Không. Không được. Nó là con của Hồng. Chú không có quyền.”
Chú Hữu sấn tới, siết cổ tôi:
“Chú nói phá là phá.”
Tôi cố giằng hai bàn tay chú Hữu ra, đau đớn:
“Chú tàn nhẫn quá. Hồng không phá.”
Chú Hữu xé rách áo tôi. Ðược. Không phá thì chú phá. Chú vừa nói vừa trườn mình đè lên tôi. Chú ép hai chân tôi ra bằng hai chân chú. Ðôi chân cứng cáp như hai thanh sắt. Tôi hết sức vùng vẫy. Cuối cùng. Tôi lại ghì khuôn mặt chú xuống. Hôn tới tấp vào mặt, vào mũi, vào vùng miệng cùng hơi thở đầy mùi rượu của chú. Chú phải phá nó. Không. Nó là con của chú. Con của chúng ta. Tôi thì thào bên tai chú. Hơi thở đứt quãng. Tôi trào nước mắt. Chú Hữu liếm những giọt lệ như những tép bưởi đang vỡ ra trên mắt tôi. Nghe lời chú. Phá. Phá nó đi. Không! Hồng van xin chú. Ngày mai Hồng sẽ đi. Hồng không thể ở đây được. Ði? Ði mô? Chú Hữu ghì tôi mạnh tay hơn. Chú hỏi trong hơi thở dồn dập. Ði mô? Ðừng bỏ chú Hồng ơi. Tôi khóc. Lại khóc. Trời ơi!
Vẫn căn nhà cũ khi tôi trở về. Không có gì thay đổi. Ðó là năm 1976. Một năm sau ngày đất nước “thống nhất”. Vẫn gian nhà vách đất, mặt tiền độc nhất một cửa sổ, một liếp cửa ra vào. Vách tường bây giờ lại có thêm những vết nứt dài phía trên tạo thành những đường chân rết ngoằn ngoèo như một nửa khuôn mặt tôi phóng đại. Khu vườn không ai chăm sóc, cỏ dại mọc xanh um. Tôi bước vào nhà, vẫn chiếc bàn tật nguyền một chân. Vẫn chiếc ghế độc nhất nằm chổng bốn chân ở góc nhà. Những điếu thuốc Cẩm Lệ chú Hữu hút dán trên vách vẫn còn đó, đã đổi thành màu đen như những con dế nhủi nằm chết khô queo (một số đã rơi xuống đất, không còn nguyên vẹn hình dáng). Bên ngoài song cửa thưa, mấy vạt lá chuối đã bị gió xé rách và khô héo tự lúc nào. Căn nhà đã lâu lắm không có ai ở. Bụi và màng nhện giăng đầy trên trang thờ mệ nội. Tôi bồi hồi xếp lại chiếc ghế. Chiếc phản chú Hữu nằm cũng phủ đầy một lớp bụi mù. Tôi tháo tấm vải che cách giữa gian nhà chính với căn buồng của tôi năm xưa. Mái tranh mục thỉnh thoảng rơi xuống một vài đám bụi bởi cơn gió thổi qua. Tôi quét dọn căn nhà một cách mau lẹ, như thể níu kéo lại thời gian, hay sợ không gian làm bùng dậy những vết thương? Mọi vật đều không thay đổi. Quá khứ và hiện tại nhập nhằng. Ðêm buông xuống rất mau. Tôi tìm cây đèn cầy nơi trang thờ mệ nội. Ðốt đèn lên. Lại thấy bóng mình trên vách. Trời lại chuyển giông. Lại mưa hối hả đổ xuống. Một vài chỗ dột xuống nền nhà lúc đầu còn thưa giọt, nhưng càng lúc càng chảy thành dòng, không cách chi cứu chữa. Tôi ngồi im chờ đợi. Hình như chú Hữu đã về. Tôi xoay người lại.
Chú Hữu đá mạnh liếp cửa, chập choạng bước vào. Hồng đừng bỏ chú. Ðừng đi nữa nghe. Tôi gật đầu, nước mắt quanh tròng. Chú đừng cho phá con chúng mình nghe. Ừ, đừng phá. Nó là con chúng mình. Cháu đã nói là cháu ngồi trên dư luận mà. Chú cũng rứa. Chú ỉa trên dư luận. Dư luận là cái cọc nhọn. Cháu ngồi không được mô. Tôi cười rúc rích trong nách chú. Chú Hữu nghiêm mặt. Chú nói thiệt. Rứa chú nói thiệt là chú thương Hồng đi. Ừ, chú nói thiệt. Tôi sung sướng ôm hôn chú Hữu lần nữa. Cũng hơi rượu đó, cũng đường lưỡi đó. Tôi muốn nuốt trọn lưỡi chú trong bụng tôi cho chú không được nói yêu ai khác tôi. Cho chú không còn cơ hội nói là không yêu tôi nữa. Tôi chột. Chú câm. Cho vừa đôi xứng lứa. Chú Hữu xoa tay vào bụng tôi. Con chúng mình chắc đang ngủ. Chưa mô. Nó chưa tượng hình, chưa biết khóc, biết buồn như mình mô. Rứa nó có biết ba mạ nó đau khổ biết chừng mô không? Không. Em sung sướng. Em hạnh phúc. Ðừng, gọi bằng chú, xưng Hồng đi. Tại sao? Dư luận. Lại dư luận. Anh có muốn Hồng ngồi trên cọc-dư-luận không? Không. Hữu rúc đầu vào ngực tôi. Chú chỉ muốn Hồng ngồi trên… chú thôi. Tôi cấu vào vai Hữu. Nói bậy. Hữu cười khúc khích Lại nụ cười nửa trẻ thơ, nửa đau khổ. Hay phá nó đi nghe. Tôi bật dậy, đạp mạnh vào mình chú Hữu, làm chú dội ngược ra đàng sau. Không được. Chú Hữu xông tới, bóp cổ tôi. Chú cười lên điên dại. Chú phải giết nó. Chú đè tôi xuống lần nữa. Tôi hoảng hốt tung người bỏ chạy. Chú Hữu trở bệnh. Căn bệnh thuở thiếu thời. Thần kinh của chú ở vào vị trí bất bình thường như xưa. Lâu lắm rồi, trí óc của chú như cơn địa chấn đã im lắng. Nay, cơn địa chấn này lại hoạt động trở lại. Hung hãn. Tôi cố sức chạy. Chú Hữu đuổi theo đàng sau. Chú phải phá nó. Tiếng la làm vỡ không gian chung quanh, mưa không đủ sức làm cản trở thứ âm thanh ấy. Phải rồi, hình như có tiếng gọi phát ra từ tâm thức tôi. Vang dội trong não bộ. Tôi ôm đầu chạy trong đêm, băng qua chiếc cầu gỗ. Nước trắng lấp liếm xoáy quanh chân cầu. Nước từ nguồn đổ về. Chú Hữu chập choạng phía sau. Chân chú xiêu vẹo trên cầu. Tôi cắm cúi chạy. Chú phải giết nó. Tôi nghe có tiếng rơi bõm, rất lớn. Quay lại. Chú Hữu? Chú Hữu mới đó mô rồi? Tôi chạy lại trên cầu. Chú Hữu đang vật lộn với con nước chảy cuồn cuộn dưới chân cầu. Tôi la lớn. Cứu mạng. Cứu mạng. Nhưng trễ quá. Tôi không biết gì hết, mất cảm giác khi cánh tay chú Hữu mỗi lúc một chấp chới trong vô vọng, rồi buông theo dòng nước. Tôi gục ngã trên cầu. Nghe bụng tôi quặn thắt. Mình mất nhau rồi Hữu ơi. Mình mất con rồi Hữu ơi. Chú bằng lòng chưa? Tôi nằm rên trong vô thức. Mưa vẫn vô tình gào rú.
Tôi bật dậy theo tiếng chim gọi bình minh. Quá khứ kéo về đêm qua trong căn nhà cũ. Hình ảnh chú Hữu chìm dần dưới cơn mưa đêm nào làm tôi ớn lạnh. Xin chú tha thứ cho Hồng. Mười năm rồi còn gì. Hồng đã mang vết thương ấy trong mười năm rồi, chú biết không? Quả báo. Ðúng là quả báo. Tôi lẩm bẩm câu nói ấy lần nữa trước khi đứng dậy.
Bước ra vườn, dự định trong đầu tôi là thu vén khu vườn nhỏ này lại cho tươm tất. Tôi đi quanh vườn một vòng. Con lạch nước. Trời ơi! Còn trôi vật vờ tập thơ tình của chú Hữu. Tôi mở mắt nhìn trừng trừng vào. Cháu ghét chú. Cháu ghét chị Lê. Tôi vừa chạy vừa khóc. Tiếng chân chú Hữu hấp tấp phía sau. Chú bắt kịp tôi, ôm tôi vào lòng. Ðừng giận chú nghe. Chú tát cháu có đau không? Ai biểu cháu hư, cháu phá đồ của chú. Tôi ngồi trên đùi chú Hữu, giận dỗi. Tại chú không còn thương cháu nữa. Cháu ghét chú. Chú Hữu nhéo mũi tôi. Nói bậy. Chú thương cháu nhất nhất. Tôi cười ríu rít. Chú hứa. Chú hứa. Chú hứa không được đánh cháu nữa nghe. Chú hứa. Tôi nhìn cây sung xoải mình trên lạch, reo lên. Chú ơi! Sung chín đỏ trên cành. Ừ hỉ, để chú hái cho cháu. Tôi theo chân chú Hữu. Chú thoăn thoắt leo lên cây. Cành lá lay động. Vài trái sung rớt xuống nước phát ra tiếng lõm bõm. Tôi ngồi xuống. Ồ! Không phải tập thơ của chú Hữu. Ðó chỉ là một bè lá chuối khô chìm nổi vật vờ.
Có bước chân phía sau lưng. Tôi quay đầu lại. Một người đàn ông mặc áo quần bộ đội đang nhìn tôi. Ánh mắt lạ kỳ:
“Chắc con là Hồng?”
“Răng ông biết tôi?”
Tôi đứng lên, bối rối nhìn ánh mắt lạ. Người đàn ông cười, ngập ngừng:
“Vết thẹo.”
Tôi hốt hoảng đưa tay che mặt:
“Vết thẹo?”
Người đàn ông gỡ chiếc nón cối xuống. Mái tóc muối tiêu. Khuôn mặt được ánh nắng ban mai soi rõ hơn những nét khắc khổ. Tôi nhìn ông bằng đôi mắt kinh ngạc, đầy nghi vấn.
“Chắc con không nhớ ta đâu? Nhưng con còn nhớ chú Hữu chứ?”
Tôi giật nẩy mình, nghi ngại:
“Không. Tôi không nhớ chi hết.”
Người đàn ông đặt tay lên vai tôi. Tôi né. Cánh tay ông rơi thõng trong không khí:
“Ta là ba của con đây Hồng. Hữu đã nói cho ta biết hết chuyện của con lúc chúng tôi gặp nhau ngoài Bắc.”
Tôi không tin ở tai mình:
“Hữu? Chú Hữu còn sống?”
“Phải!”
Chú Hữu bỗng xuất hiện sau cánh cổng như một bóng ma. Tôi rùng mình:
“Không. Không. Chú Hữu chết rồi mà.”
Chú Hữu bước tới gần hai chúng tôi, lên tiếng:
“Chú bị nước cuốn trôi đêm đó. Sống dậy. Và vào bưng. Chú sẽ kể chi tiết sau.”
Tôi kinh hãi mở lớn con mắt còn lại của mình nhìn chú Hữu. Chú đã già và gầy đen như thanh củi được bọc trong một lớp vải ka-ki màu cứt ngựa. Chú khác xưa rất nhiều, trừ đôi mắt. Tôi nhìn chú Hữu rất lâu, nửa muốn reo lên. Nhưng những chuỗi ngày đói khổ đã làm cho tôi ngậm miệng, căm hận. Thì ra “mấy người” vẫn còn sống. Mấy người về nhìn tôi thân tàn ma dại chắc là hả dạ lắm? Tôi nói thầm trong bụng. Tránh đôi mắt chú Hữu, tôi quay sang nhìn ông bộ đội vừa xưng “ba” với tôi:
“Tôi không chồng. Không con. Không cha. Không chú. Các người hãy tha cho tôi đi”.
Tôi vụt chạy. Chú Hữu rượt theo ôm lấy tôi.
“Chúng ta làm lại từ đầu nghe?”
Tôi quay lại, tát chú Hữu một cái vào mặt. Phẫn nộ:
“Răng chú lại trở về? Răng chú không chết khuất đi? Chú phá nát cuộc đời Hồng. Chú biết không?”
Chú Hữu bật khóc. Lảm nhảm:
“Chúng ta làm lại từ đầu. Chúng ta sẽ là vợ chồng, không bà con chú cháu chi hết.”
Tôi hét vào mặt chú:
“Chú nói chi mà lạ rứa?”
Ông bộ đội già – ba tôi – bước tới:
“Ba chỉ là con nuôi của ôn mệ nội mà thôi. Con hiểu không? Dạo ấy ôn mệ thấy ba côi cút chăn trâu cho người ta, nên mới nhận ba làm con nuôi.”
Tôi cứng lưỡi một chút. Xong, giọng tôi òa vỡ những nước, nhắc lại điệp khúc cũ:
“Không. Tôi không hiểu. Tôi không chồng. Không con. Không cha. Không chú.”
Chú Hữu ôm lấy vai tôi:
“Bình tĩnh một chút đi. Ðó là sự thật. Anh cả biết điều đó. Còn con mình mô rồi?”
Tôi cười như điên:
“Con mình? Chú hỏi lạ? Không phải chú đã giết nó ngay trong đêm mưa ấy? Chắc chú hài lòng lắm phải không?
Chú Hữu buông thõng tay xuống. Tôi nghe hả dạ khi thấy khuôn mặt đau khổ của chú Hữu nhăn nhúm như một miếng giẻ rách. Tôi bước đi, nói không quay đầu lại. Chú Hữu đã chết cách đây mười năm rồi. Tôi bước đi. Buổi sáng. Nắng như có lửa.
VP