Tín ngưỡng thờ Mẫu, tín ngưỡng cổ truyền ở các địa phương Việt Nam rất phổ biến, nhưng cũng khá xa lạ với tôi. Lễ mở phủ là một nghi thức tối cao trong tín ngưỡng thờ Mẫu. Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn, và Mẫu Thoải.
Sau khi mở phủ thì “người có đồng” mới chính thức là “con đồng”, đồng cô, đồng cậu…
Lễ mở phủ ở Sóc Sơn. Trong ảnh là Nhị trụ tượng trưng cho hai tiểu đồng đang thay áo ngự Quan đệ ngũ tuần tranh cho đồng cậu.Từ sớm, tôi đã có mặt ở nhà một đồng cậu để chuẩn bị xem làm lễ mở phủ. Ngoại thành Hà Nội, Sóc Sơn. Nếu ở trong nội thành thì người dân chỉ tập trung quanh những đền thờ miếu mạo mà hát Chầu văn mở phủ như những sân khấu ở phố đêm cuối tuần. Tôi có lẽ từ một thế giới khác, chỉ tò mò nhưng không hoàn toàn hứng thú với những điều này! Ngoài hiên là những con nhang, đệ tử đến đem theo vàng mã để sau khóa lễ sẽ đem đi hóa vàng.Các con nhang, đệ tử phần lớn là phụ nữ, ngồi xung quanh một phủ lên đồng tại gia. Dường như sự bất định, sự bế tắc trói buộc tư duy của một hiện thực sống mòn qua thế giới tâm linh mê tín, dị đoan. Thế nên mới xảy ra chuyện bà nội giết cháu gái ở Thanh Hóa khi nghe bói là cháu sẽ hại bà.Sự kết hợp giữa tín ngưỡng dân gian truyền thống và sự hiện đại kỳ quặc thực làm tôi khá sốc! Một cái phủ lên đồng tại gia, bé như một cái am thờ. Chật chội những lễ vật hương án, khăn chầu, áo ngự, những thủ nhang đồng, đền… Và sự xuất phàm của một hầu đồng, tự thôi miên trong những vũ đạo đồng bóng rất ư nhịp nhàng, uyển chuyển. Tôi không thực rõ các trình tự của 36 giá mà đồng cô, đồng cậu liên tục thay áo để nhập đồng. Mỗi khóa lễ mở phủ từ vài chục và có thể lên đến mấy trăm triệu đồng. Luân phiên giữa giá chầu lại có vài bà dúi vào tay tôi những tờ tiền mặt mệnh giá nhỏ. Đồng cô, đồng cậu nhập vai mà nhảy. Thỉnh thoảng, những biến tướng của hiện tượng lên đồng, có lẽ là đi theo thời đại mà đồng cô, đồng cậu còn hát cả những bài nhạc đỏ như “Tiếng đàn Ta lư”. Hình ảnh Nhập đồng Bà Chúa Thượng Ngàn, ngôi Đệ Nhị đang ban phước cho mọi người. Màu xanh lá tượng trưng cho rừng núi.Đồng cậu đội mâm lễ nhảy múa. Múa đồng, một hình thức diễn xướng như sự khẳng định ứng nhập của thần linh. Tôi vẫn cảm giác âm điệu của chèo và vũ điệu dân gian. Mỗi động tác trong các “giá chầu” phản ảnh tính cách của các vị thánh giáng đồng. Giá quan thì múa cờ, múa kiếm, long đao, kích. Giá các chầu bà thì múa quạt rẻ, múa mồi, hay tay không ẻo lả. Giá của ông hoàng thì có múa khăn tấu, múa tay, múa cờ. Múa hoa, múa quạt, thêu thùa khăn lụa là giá của các cô. Múa lân, múa hèo thì dành cho giá các cậu. Hẳn nhiên, chẳng phải các thánh đều về để “nhập đồng đông đủ” trong một nghi lễ hầu. Nhưng trước mắt tôi là hình ảnh của một hầu đồng, biến thể cực kỳ linh hoạt từ Thánh mẫu đến hàng Quan, từ Thập nhị Vương cô sang Thập nhị Vương cậu, từ khăn tấu oai hùng sang trâm ngọc lượt là… Âm thanh của giọng “hát bóng”chầu Văn, tiếng đàn tì ỉ ôi như những vọng âm từ một thế giới tâm linh u ám. Tôi vẫn như cảm giác mình đang hiện hữu giữa một xã hội thời cổ đại.Thánh Mẫu Thượng Thiên dường như đã ngà ngà say để dễ thăng hoa đang trao tiền lẻ cho mọi người. Thánh biểu hiện sự hài lòng bằng một động tác “về gối” và thưởng tiền cho cung văn. Tôi có lẽ là một người phụ nữ duy nhất trong lễ mở phủ này không ngồi phủ phục, chắp tay vái lạy.Nhang và lửa dùng để khai quang cho y phục để mọi thứ xung quanh được thanh khiết và cũng giúp cho đồng cậu được phiêu và “lên đồng” phê hơn. Hầu đồng là nghi lễ nhập hồn của các vị Thánh Tứ Phủ vào thân xác ông Đồng bà Cốt. Trong ảnh là một con nhang đệ tử tranh thủ làm cú selfie để cúng thánh Facebook!Chầu Bé Bắc Lệ nhận lễ từ một con nhang đệ tử. Đâu đó vẫn tồn tại, vẫn còn duy trì dưới nhiều hình thức, nhiều tên gọi khác nhau. Những tâm linh mê tín vẫn đàng hoàng núp bóng dưới những “nhãn mác” thiêng liêng huyền bí như: tín ngưỡng, tôn giáo, kinh kệ, phong tục, tập quán. Với người dân Việt Nam, đi hầu đồng trong các lễ mở phủ của đạo Mẫu còn là hình thức xin xỏ các bậc thần linh để cầu tài vật. Họ có thể cầu đủ thứ, chẳng thế mà các con nhang đệ tử ở xứ này có thể đi lễ ông Hoàng Mười Nghệ An, ông Hoàng Bảy ở Lào Cai, đền Lừ, phủ Tây Hồ nườm nượp…, đem theo cả những bao tải tiền vàng mã để đốt, để vay. Và tất nhiên không thể thiếu cả việc cầu lên chức tước, giàu sang.Các cô, các bà, các mẹ, các chị… chiếm phần lớn trong những lễ hội mở phủ của Đạo Mẫu.Một người đàn ông bồng con nhỏ, rất kiên nhẫn ngồi chờ vợ con tham gia khóa lễ hầu đồng.Khăn chầu, áo ngự sau khi được đồng cô, đồng cậu thay ra sẽ được gấp lại cho ngay ngắn. Một bộ áo ngự như vậy có thể từ 1 triệu tới 5 triệu đồng, tương đương 50 tới 250 dollar Mỹ.Đồng cậu nhập vai múa gậy – Góc dưới đôi hát chầu văn vẫn liên tục đàn ca. Những nhóm hát chầu văn này cũng chạy sô từ phủ này sang phủ khác như những ca sĩ hạng A vậy. Hát văn là lễ nhạc hát chầu Thánh nên có vai trò quan trọng trong những lễ hầu đồng. Họ vừa chơi nhạc cụ vừa thay nhau hát trong một buổi hầu thường kéo dài từ 4-8 tiếng. Théo báo trong nước thì “Tín ngưỡng thờ Mẫu vừa trở thành di sản thứ 11 của Việt Nam được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.” Mỹ đã từng tuyên bố rời khỏi UNESCO thời Reagan và giờ đây lại quyết định một lần nữa rút khỏi tổ chức này. UNESCO dần trở thành một cái hội làng lớn, nơi mà các nước chen đua với nhau với đủ các thứ di sản nhằm để được quyền vỗ ngực. Thú thật, chỉ trong vài giờ ngợp giữa những làn điệu dồn phách mang sắc thái văn thờ, văn thi, hầu bóng… làm tôi sởn da gà!Một thanh niên đang cặm cụi cắt giò chả, chuẩn bị thịt rượu cho việc lễ cúng. Đạo Mẫu được phép thờ mặn chứ không chỉ cúng đồ chay như đạo Phật.Tác giả trước cửa am. Bên trong cái “am nhỏ”, ông Hoàng Mười Nghệ An vẫn tiếp tục khấn vái và hát ca. Tôi tự hỏi rằng: Làm thế nào để phân biệt giữa tâm linh mê tín và tâm linh minh triết ở một cái xã hội đầy những mê đạo âm u này? Đmh