Tôi chụp hình này trong một chuyến đi công tác ở Utah, được rỗi nửa buổi cũng tranh thủ thời gian ra chỗ thiên nhiên chụp vài pô.
Nơi tôi ở không có những cảnh như thế này. Trong những đại đô thị ở Texas chỉ thấy nhà cửa và các khu kỹ nghệ, và đi xa hơn cũng có cảnh thiên nhiên, nhưng không có suối nước chạy dọc theo những dãy núi sừng sững. Với thời gian hạn hẹp của buổi sáng này, tôi lật đật vác chiếc máy Nikon trung thành và chạy xuống bờ suối chụp vài tấm kiểu phơi sáng. Bầu trời đầy mây (không thấy một tí trời xanh), không khí ớn lạnh, có vẻ như sắp mưa. Sau khi tôi quay về nhà khoảng một tuần, tôi ngồi xuống và bắt đầu lựa hình đã chụp trong chuyến đi. Gần như ngay lập tức, tấm hình này trở nên một trong những tấm tôi ưng ý nhất.

Chúng tôi là nghệ sĩ hay chỉ là “người biết chụp hình”?
Lý do tôi kể các bạn nghe về tấm ảnh trên không phải để làm các bạn “ganh tỵ” về chuyến đi của tôi. Mà đúng hơn, tôi kể các bạn nghe để làm các bạn suy nghĩ. Từ thời Ansel Adams (khoảng 70-90 năm về trước) tới giờ luôn luôn có sự tranh luận là những người chụp hình có được xem là nghệ sĩ hay không.
Ngay cả chính Ansel Adams cũng đã vật lộn với vấn đề này, là một trong những photographers trong thời đại căn nguyên của nghề này đã dùng các ống kính “xóa phông” để tạo ảnh nhìn ít giống thực tế mà lại giống trong tranh nhiều hơn. Tại sao? Tại vì nhiếp ảnh trong thời đó chưa được công nhận như một dạng hội họa và nếu muốn cạnh tranh với những họa sĩ khác, bạn phải làm cho ảnh của bạn nhìn giống như được sơn vẽ, chứ không phải được chụp.
Có phải chúng tôi ghi chép tài liệu hay phác họa?
Với tính cách người photographer, chúng tôi có tạo những tác phẩm nghệ thuật đẹp không?
Hay là chúng tôi chỉ ghi chép tài liệu về thế giới xung quanh với mội vài kỹ thuật đặc biệt?
Một lý luận thường được đưa ra đối kháng việc nhiếp ảnh có là một hình dạng nghệ thuật, là bất cứ ai cũng có thể làm được. Không cần máy móc đặc biệt, không cần học nghề. Hầu hết các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp chưa có bằng cấp giáo dục chính thức trong nghề.
Nhưng nếu theo trường hợp này, tại sao chúng tôi lại màng đến chuyện trau dồi kỹ năng? Mục đích luôn luôn học hỏi những kỹ thuật bố cục mới, cách chỉnh sửa hậu kỳ mới, là gì? Tại sao chúng tôi lại đi mua máy ảnh “tốt hơn”, ống kính mới, chân máy vững chắc hơn, nếu nghề của chúng tôi không được công nhận là một hình dạng nghệ thuật? Nếu bất cứ ai cũng có thể làm được, thì mua máy ảnh $4,000 ngon lành mà mọi người đang thèm thuồng, để làm chi?
Bởi vì không phải ai cũng có thể làm được
Ðúng, mọi người ai cũng có thể là một photographer; người nào trên đường phố cũng có thể cầm máy hình – hoặc dùng smartphone của họ – và chụp được một tấm ảnh đẹp khi mặt trời lặn. Bạn chỉ cần vô Instagram coi thử thì bạn sẽ biết tôi đang nói gì. Nhưng cùng lúc thì bạn có thể lập luận về trường hợp này với những họa sĩ (sơn dầu hay phác họa viết chì). Mọi người cũng có thể là một “họa sĩ” luôn. Thậm chí tôi cũng có thể cầm lên một cây cọ, quẹt vài miếng sơn lên tấm canvas, rồi gọi đó là hội họa hiện đại. Ai cũng có thể vẽ một đường ngang giữa một tấm canvas cỡ 200×300 cm, treo nó ở một phòng trưng bày tranh họa nổi tiếng, và bán nó với giá vài triệu đô. Chuyện này đã được thực hiện trước đây, và sẽ tiếp tục được thực hiện. Vậy hãy trả lời câu hỏi, đó có còn là nghệ thuật không?
Vậy nếu bạn nói tôi rằng sơn một đường nét trên giấy vải là nghệ thuật, thì bạn cũng phải cho phép tôi nói với bạn rằng nhiếp ảnh là nghệ thuật. Nếu không, bạn sẽ nói rằng mọi người đều có thể chụp hình mà không phải ai cũng có thể sơn một đường nét, đúng không?

Photographers là những người ghi chép tài liệu
Còn một lý luận nữa, rằng những photographers chỉ chụp lại tư liệu về thế giới. Rằng chúng tôi chỉ cần tình cờ ở một địa điểm đúng lúc; chúng tôi “hên”.
Nhưng nếu chúng tôi “hên”, làm sao bạn có thể giải thích hàng chục giờ chúng tôi bỏ ra ngồi một chỗ, chờ đợi ánh sáng chiếu đúng chỗ, hình không ra đúng theo ý chúng tôi muốn. Và rồi chúng tôi quay trở lại cùng địa điểm đó và chờ càng lâu hơn, hy vọng rằng ánh sáng sẽ chiếu đúng lần này. Rồi khi nó không đúng, chúng tôi tiếp tục quay trở lại cho tới cuối cùng, ánh sáng đúng! Ðó có phải là “hên” không?
Ừ quên, hay là chúng tôi chỉ cần làm giống các họa sĩ, tìm cách chiếu ánh sáng đúng chỗ bằng Photoshop, thay bầu trời trong cảnh qua một bầu trời giả hấp dẫn hơn, và rồi phủi tay, xong!
Và sư phụ nói gì?
Tôi nghĩ Ansel Adams đúng khi ông nói:
“Một tấm ảnh được sáng tạo, chứ không phải được chụp. Một tấm ảnh không phải là một bản thâu tự động, và cũng không phải là một sự tình cờ. Nó là một khái niệm, một ý tưởng về thế giới thông dịch thành những sắc thái trắng, đen, và xám, truyền đạt bằng sự tận tâm đối với môi giới – một sự trình bày cực kỳ rõ ràng và hoàn hảo…”
Nghệ thuật luôn có tính cách chủ quan. Không cần biết nếu bạn chụp hình con mèo của bạn hay một phong cảnh vĩ đại ở Iceland. Theo ý kiến của tôi, nếu bạn có một ý tưởng, một cảm xúc hay một tâm trạng, mà bạn đang cố gắng diễn đạt cho cả thế giới qua hình ảnh, thì bạn là một nghệ sĩ.
AN