Trong những năm gần đây, thị trường smartphones đã trở nên cực kỳ cạnh tranh. Thời nay, hầu hết ai cũng xài smartphone, và gần như ai cũng dùng nó để chụp hình. Nhưng chỉ trong năm nay, kỹ thuật smartphone đã tiến vào lãnh vực chụp ảnh chân dung – tức là chụp mặt người mà thấy cảnh phía sau rất mờ để chủ thể nổi bật lên. Bạn không cần phải mua một máy DSLR nặng nề và mắc tiền với ống kính kếch-sù để chụp được những hình “phẩm chất chuyên nghiệp” với DOF cạn nữa.
Nếu bạn có một chiếc iPhone X (hoặc 7 Plus, 8 Plus), Google Pixel 2 XL, hay Samsung Galaxy Note 8, bạn đã có thể chụp những tấm ảnh “hạng pro” với chức năng “portrait mode” của những điện thoại này.
Chúng ta đã từng thấy đặc điểm này trên mẫu máy HTC One M8 từ năm 2015, nhưng trong năm 2017, nó đã trở thành một tiêu chuẩn cho gần như mọi “tàu đầu đàn” cho những công ty điện thoại smartphone lớn.
Nhưng điện thoại nào chụp ảnh chân dung đẹp nhất – tạo ra bokeh đẹp nhất? Chúng ta sẽ so sánh 3 siêu-smartphones Pixel 2 XL, Note 8, và iPhone X để tìm kết quả.

Bokeh là gì?
Nhưng trước hết, bạn nên hiểu bokeh là gì. Bokeh (phát âm là bố-kê) là khoảng không gian mờ nét trong một tấm ảnh, khi được chụp ở một khẩu độ mở rộng (số f nhỏ, thí dụ như f/1.8).
Mặc dù khẩu độ trên máy ảnh của các smartphones đã tiến bộ hơn nhiều trong vài năm gần đây, chúng vẫn chưa thể tạo ra cùng loại bokeh như những máy DSLR hoặc mirrorless với ống kính hạng pro.
Cho nên chúng “ăn gian”. Nhiều mẫu máy smartphones thời nay dùng hai máy ảnh, với hai góc nhìn hơi chênh lệch nhau. Dùng những bài toàn tối tân, máy ảnh điện thoại có thể đo khoảng cách giữa những vật thể và cô lập hậu cảnh. Ðây là kỹ thuật của hai máy iPhone X và Galaxy Note 8.
Trên điện thoại Pixel 2 XL chỉ có một máy ảnh, cho nên Google phải cho nó “học nhận diện” để xác định phần nào là tiền cảnh và phần nào là hậu cảnh.
Những bài toán này quá cao cấp để “người thường” chúng ta hiểu, và chúng vẫn chưa thể tái tạo bokeh của máy DSLR một cách hoàn hảo, nhưng chúng vẫn dư sức lừa được nhiều người xem hình trên Instagram hoặc Facebook.
Theo quan niệm đại khái, hậu cảnh càng mờ càng mịn thì càng tốt. Nhưng những tấm ảnh chụp bằng điện thoại có thể khác nhau rất nhiều ở độ bén vòng quanh những đường rìa và màu sắc.
Ba chiếc điện thoại này được phân tích sâu thêm trong những trường hợp sau đây:
Chân dung
Chiếc iPhone X dùng ống kính có khả năng zoom 2x để làm mờ hậu cảnh.
Bạn để ý sẽ thấy máy ảnh của iPhone X “phá sáng” hậu cảnh và làm mất tất cả chi tiết, trong khi máy Pixel 2 thì không bị. Máy ảnh của Google cũng giữ được nét bén trên mặt chủ thể, mặc dù tấm ảnh nói chung thì hơi tối hơn.
Riêng chiếc Note 8 còn có khả năng “Live Focus” cho phép bạn chỉnh đổi độ mờ của bokeh sau khi đã chụp tấm ảnh.
Selfie
Cả hai iPhone X và Pixel 2 XL đều có Portrait mode để chụp selfie. Một lần nữa, chiếc iPhone X “toát mồ hôi” để phơi sáng đúng cho phần hậu cảnh, trong khi chiếc Pixel 2 XL không bị trở ngại nào
Pixel 2 cũng cô lập phần hậu cảnh tốt hơn nhiều. Note 8 thì lại không có “Live Focus” để chụp selfie, cho nên không được tham gia vào cuộc thử thách này.
Close-up trong nhà
Mặc dù không hẳn thuộc thể loại chân dung, nhưng vui để thử chụp với độ sâu trường ảnh. Kỹ thuật này thu hút mắt của người xem tới một điểm rõ nét và làm cho ảnh loại close-up nổi bật. Chiếc iPhone X, trong trường hợp này, thì lại rất xuất sắc. Làm mờ hậu cảnh đúng độ.
Hình của máy Pixel 2 XL thì bị quá tối. Trong khi đó, khả năng “chỉnh focus” của Note 8 thì rất tốt. Xem hình dưới đây, bạn có thể thấy sự khác biệt giữa 75% và 100% bokeh.
AN