NGUỒN TIN: VOA

Nhà văn Thomas Bass, tác giả của quyển sách”The Spy Who Loved Us,” cho biết: Những lời chỉ trích của Tướng Võ Nguyên Giáp đối với dự án khai thác bauxite của Trung Quốc, và tình yêu đất nước Hoa Kỳ của điệp viên cộng sản Phạm Xuân Ẩn, hoàn toàn bị cắt bỏ ra khỏi tác phẩm của ông, qua sự kiểm duyệt của chính quyền Việt Nam, khi được dịch sang Tiếng Việt, xuất bản trong nước, dưới đề tựa “Điệp Viên Z21 – Kẻ Thù Tuyệt Vời Của Nước Mỹ.” Nhà văn Thomas Bass, hiện nay là giáo sư Khoa Báo Chí Và Văn Chương Anh tại Đại Học Albany, New York, nói rằng: Cả Tướng Võ Nguyên Giáp và ông Phạm Xuân Ẩnđều chỉ trích Đảng Cộng Sản, theo nhà văn Thomas Bass – hiện là giáo sư Báo Chí và Văn Chương Anh tại Đại học Albany, New York; và những điều đó đều biến mất khỏi tác phẩm của ông, khi được dịch sang Tiếng Việt, và xuất bản ở trong nước dưới cái tên “Điệp Viên Z21 – Kẻ Thù Tuyệt Vời Của Nước Mỹ.”

Sự méo mó của phiên bản Tiếng Việt về điệp viên Phạm Xuân Ẩn, so với nguyên bản Tiếng Anh. đã khiến tác giả tìm hiểu và viết thêm một quyển sách khác: “Censorship in Vietnam: Brave New World -Kiểm Duyệt Ở Việt Nam: Thế Giới Can Đảm Mới.” Đầu thập niên 1990, nhà văn Bass gặp điệp viên Phạm Xuân Ẩn, nổi tiếng với vỏ bọc một phóng viên của Tạp Chí Time trong thời gian chiến tranh Việt Nam, nhiều lần cho đến thập niên 2000. Trong những lần nói chuyện riêng tại nhà ông Phạm Xuân Ẩn ở Sài Gòn, có cảnh sát túc trực bên ngoài, ông đã cho nhà văn người Mỹ biết, ông được đọc hai bức thư của Tướng Võ Nguyên Giáp viết trước khi mất, để phản đối vụ khai thác mỏ bauxite của Trung Quốc ở Tây Nguyên.

Theo lời giáo sư Thomas Bass: Ông Phạm Xuân Ẩn, người được coi là một trong số những điệp viên giỏi nhất trong lịch sử thế giới, được ông Edward Lansdale, điệp viên người Mỹ lừng danh đào tạo đầu tiên. Sau này ông Phạm Xuân Ẩn theo học tại một trường tại California, do đó ông ấy “rất yêu văn hóa Hoa Kỳ.” Đây cũng là lý do, vì sao tác giả Thomas Bass đặt tên cho quyển sách là “Người Điệp Viên Yêu Chúng Ta.” Hai chữ “chúng ta” trong tác phẩm chính là Hoa Kỳ. Sau khi chiến tranh kết thúc vào năm 1975, ông Phạm Xuân Ẩn rất hy vọng được chuyển sang Hoa Kỳ sinh sống, nhưng bị Bộ Chính Trị ngăn cản