Nguyễn Minh Tâm
Bài “Cải lương giãy chết” đã đăng tại http://baotreonline.com/cai-luong-giay-chet/
Tôi đọc bài báo “Cải lương giãy chết” của tác giả Trịnh Thanh Thủy, số 488 thứ sáu ngày 15/12/2017. Vô tình tôi gặp họa sỹ Nguyễn Tấn Cương, người anh mà tôi tìm nhiều năm mà không được, không biết giờ anh Tấn Cương sống ở đâu? Nếu được, cho tôi thông tin cũng như số điện thoại của tác giả để tôi liên lạc hỏi thăm. Số của tôi: 813925XXXX (work), 813 968XXXX (home)
Chúng tôi đã chuyển thư của bạn đến tác giả Trịnh Thanh Thủy và được tác giả cho biết sẽ liên lạc với bạn sớm. Chúc bạn may mắn.
Nguyen Truong Trung Huy
Dear Ban biên tập,Thông tin trong bài này của Trần Vũ bị sai http://baotreonline.com/vi-du-ta-yeu-nhau-ky-3/. Tuổi Ngọc mới là của Duyên Anh, và Thư ký toà soạn là Từ Kế Tường, Ngàn Thông – người chăm lo là Quyên Di. Và theo tôi được biết Thiếu Nhi và Tuổi Hoa là dành cho các bé nhỏ hơn.
Người phụ trách mục, nhà văn Trần Vũ xin chân thành cảm ơn bạn đã chỉ ra sai sót này. Ông đã liên lạc với Quyên Di là anh của Bùi Vĩnh Phúc và được ông Di xác nhận như vậy (gửi scan trang bìa trong của Ngàn Thông). Một lần nữa cảm ơn bạn Huy Vespa (Nguyễn Trường Trung Huy) đã giúp điều chỉnh.
Tien Hai
Bà xã tôi đọc bài “Châu Âu cấm ô nhiễm”, của tác giả Đào Duy Hòa, ao ước, không biết khi nào nước Mỹ mới “văn minh” như họ. Tôi thấy không riêng gì bà nhà tôi, mà có thể những người khác cho rằng như vậy mới là tiến bộ. Thực ra, mỗi hoàn cảnh mỗi khác. Ở châu Âu, tại Copenhagen (thủ đô Đan Mạch) hay Amsterdam (thủ đô Hòa Lan), diện tích và đường sá nhỏ tí tẹo, đi xe đạp còn nhanh hơn đi xe hơi. Chưa kể xe hơi lấn chỗ, giành đường với du khách, là những nguồn doanh thu chính tại đây. Nước Mỹ rộng minh mông (diện tích cả châu Âu chưa bằng phân nửa nước Mỹ). Nếu muốn, cứ thử đi xe đạp rồi biết 🙂