1. Uống chung với thực phẩm
Khi ăn, hệ thống tiêu hóa hoạt động nhiều để hấp thụ dưỡng chất từ thực phẩm. Uống vitamin và chất khoáng lúc đó sẽ giúp tận dụng sự hấp thụ. Ngoài ra, uống lúc no bụng còn tránh bị buồn nôn là một phản ứng phụ thường gặp. Tuy nhiên, chất sắt, uống lúc bụng đói lại dễ hấp thụ hơn.
2. Tìm hiểu
Vitamin và chất khoáng có thể tương tác với thuốc theo toa hoặc thuốc bán tự do, đôi khi có lợi mà cũng có lúc gây hại. Như calcium có thể làm khó hấp thụ chất levothyroxine (thuốc trị tuyến giáp), vì thế nên uống cách xa nhau. Dầu cá, vitamin E, và gingko (bạch quả) là những thứ làm loãng máu tự nhiên, nếu uống chung với một thứ thuốc chống đông máu (anticoagulant) sẽ làm cho máu quá loãng, dễ gây chứng chảy máu nội tạng và đột quỵ vì xuất huyết. Vậy nên hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng các phụ dược.
3. Dùng chung với chất béo
Các vitamin hòa tan được chất béo (fat-soluble) như vitamin A, D, E, K dễ được hấp thụ hơn khi dùng chung với thực phẩm béo. Nhưng coi chừng đừng uống nhiều, vì những vitamin này có thể tích tụ trong cơ thể. Do đó chỉ nên dùng một viên multivitamin là đủ, và cũng nên hỏi bác sĩ trước khi dùng thêm phụ dược có những vitamin này.
4. Dùng cặp đôi
Một số vitamin và chất khoáng dễ hợp với nhau, nên dùng chung: vitamin D và K2 giúp hấp thụ calcium dễ hơn; vitamin C giúp cơ thể hấp thụ chất sắt, mà còn giảm phản ứng phụ như buồn nôn và táo bón.
5. Uống cách rời nhau
Một số vitamin và chất khoáng không nên dùng chung: thiếc (zinc) và đồng (copper), sắt (iron) và thiếc, calcium và sắt… không đi chung với nhau, mà nên uống cách xa nhau.
6. Enzymes và probiotics
Probiotics là những vi khuẩn và men sống phụ trợ tiêu hóa, có thể giúp cho dưỡng chất đồng hóa tốt hơn. Các enzyme tiêu hóa cũng thế.
7. Biết cách cất giữ
Probiotics nên được giữ trong tủ lạnh, nếu không thì men sống bị chết. Omega-3, dầu cá và các phụ dược phổ thông khác nên để nơi mát, tối, hoặc trong freezer, vì nhiệt, ánh sáng và oxygen có thể làm giảm hiệu quả.
8. Thuận theo tự nhiên
Nếu dùng phụ dược, nên chọn thứ tự nhiên vì có hiệu lực sinh học (bioavailable) hai lần hơn thứ tổng hợp (synthetic). Trên nhãn thuốc, thường dùng D để chỉ natural, DL để chỉ synthetic.
9. Chú ý đến caffeine
Caffein trong ly cà phê buổi sáng có thể làm giảm sự hấp thụ các vitamin và chất khoáng, làm mất calcium trong xương. Mỗi ngày chỉ nên uống tối đa 3 ly và đợi chừng 15 phút sau mới uống các vitamin.
10. Có thời khóa biểu
Các thứ vitamin B nên dùng buổi sáng để tăng năng lượng. Các phụ dược khác nên uống buổi chiều, vì chúng thường làm buồn ngủ. Magnesium chẳng hạn, vì có tính làm êm dịu, dễ gây buồn ngủ, chỉ nên uống trước khi vào giường.
TM – theo Reader’s Digest