Menu Close

Sản phẩm mới (03/22/2018)

Tim nhân tạo

Mặc dầu tim nhân tạo đã được chế tạo khá lâu trước đây, nhưng chỉ có một loại được chấp thuận sử dụng ở Hoa Kỳ và chỉ dùng tạm thời cho bệnh nhân trong thời gian chờ ghép tim. Mới đây, một loại tim nhân tạo đã được đại học Oregon chế tạo và đây là loại có mục đích dùng cho việc thay thế vĩnh viễn. Để giảm trục trặc xuống tới mức tối thiểu, tim được làm đơn giản và chỉ có một bộ phận di động và không một van (valve) nào có thể bị kẹt. Phần di động là một que rỗng được làm bằng một loại hợp kim chạy lui tới trong một ống bằng titan dùng để bơm máu. Điểm khác biệt của dụng cụ này với các loại tim nhân tạo trước đây là tim này tạo ra sự lưu thông máu tương tự như tim thật, thay vì làm máu chạy liên tục như máy trước đây. Nhờ vậy tim mới này sẽ giảm thiểu sự tổn hại tới máu và ngăn ngừa máu bị đóng cục. Ngoài ra, biện pháp này cũng giảm thiểu nguy cơ chảy máu trong các cơ quan nội tạng và tai biến mạch máu não. Máy chạy bằng pin điện và do người bệnh mang trong một túi nhỏ ở thắt lưng, nhưng sẽ được cải thiện để có thể cấy pin này vào dưới da. Loại tim nhân tạo này đã được thử nghiệm thành công ở một vài loại động vật. Hiện loại này đang được làm với kích thước nhỏ hơn để sử dụng cho người. Thành công này sẽ giúp rất nhiều cho việc điều trị bệnh tim.

tim-nhan-tao1 tim-nhan-tao

Đo áp huyết bằng điện thoại cầm tay

Huyết áp cao có thể dẫn tới nhiều bệnh nguy hiểm như tiểu đường, tim mạch, tai biến mạch máu não… Vì vậy áp huyết, nhất là ở người lớn tuổi, cần được theo dõi thường xuyên. Gần đây các nhà khoa học ở Michigan State University đã sáng chế một dụng cụ gắn vào điện thoại cầm tay để đo áp huyết. Dụng cụ này gồm một bộ phận trông tương tự như vỏ bọc điện thoại (phone case) và một phần mềm ứng dụng chạy trên phone. Vỏ bọc điện thoại có gắn một số bộ cảm ứng (sensor) để đo huyết áp. Người sử dụng chỉ cần nắm điện thoại trong bàn tay, nâng cao ngang ngực và ép đầu ngón tay trỏ vào bộ cảm ứng trên vỏ điện thoại. Trên màn hình sẽ hiện ra bảng hướng dẫn yêu cầu người sử dụng tiếp tục ép mạnh ngón tay. Trong khoảng vài phút, các bộ cảm ứng sẽ đo được áp huyết tâm thu (systolic) và tâm trương (diastolic) và thể hiện các số này trên màn hình. Mặc dầu không được chính xác như cách đo bằng dụng cụ chuyên môn của bác sĩ, nhưng chỉ số này đủ tin cậy để có nhận định tổng quát về tình trạng áp huyết đang có. Hiện các nhà khoa học còn đang hoàn thiện hệ thống này và làm cho nó mỏng khoảng 1milimet mà thôi.

do-ap-huyet do-ap-huyet1