Menu Close

Đề phòng bị gạt trên Facebook

Với hơn 2 tỷ hội viên, Facebook là một lựa chọn rất tốt cho bọn người xấu tập trung hành nghề gạt gẫm. Trong tháng Tám 2017, bọn người xấu tung ra các thông báo “Ê, có người đã/đang xem tiểu sử sơ lược của bạn”, “Muốn biết ai đã “unfriend”?”, “Muốn lấy được mật mã của người khác trên Facebook không?”, “Muốn biết bạn gái/bạn trai của bạn đang trò chuyện/làm quen với ai trên Facebook không?” và cung cấp đường hướng (dẫn link) đến một thảo trình mà bọn người xấu quảng cáo.

Ðừng dại thử!

Bọn người xấu không tự giới hạn các hoạt động trong Facebook, bọn chúng còn dùng thư rác gửi đi khắp nơi quảng cáo về một thảo trình mang tên ‘Facebook Password Stealer’ hay ‘Facebook Password Recovery” (các chuyên gia an ninh đặt tên cho thảo trình này là “Instant Karma”). Trên thực tế, thảo trình được bọn người xấu quảng cáo sẽ đánh cắp mật mã của nạn nhân.

3 cách gạt gẫm thường thấy nhất trên mạng

Theo thống kê, 3 cách gạt gẫm thường thấy nhất trên Facebook là:

1. Thông báo có chủ đề “Tranh tài và du lịch miễn phí”

Nhân viên Ngũ Giác Ðài còn bị gạt chứ đừng nói chi người Việt chúng ta. Công ty chuyên về an ninh mạng ZeroFox cho biết gần 66% người bấm vào đường hướng dẫn quảng cáo loại này bị nhiễm bọ trong khi chỉ có 30% bấm vào quảng cáo trong email.bị nhiễm bọ

2. Tin nhắn “Messages Specifically for You”

Thu thập tin tức hình ảnh/cá nhân ta đăng trên Facebook hay Twitter rồi gửi điện thư riêng có những tin ta quan tâm (vé xem nhạc tại sòng bài…)

3. Tin nhắn giả danh bè bạn, người quen

Bọn người xấu giả danh bè bạn, người thân “giới thiệu” sản phẩm giá rẻ, bài viết hay… có kèm đường hướng dẫn (links). Bấm vào là chết.

de-phong-bi-gat-tren-facebook

Làm sao phòng ngừa?

Trước khi mở đọc tài liệu từ bất cứ đường hướng dẫn (link) nào, chuyển chuột (mouse over) lên trên đường hướng dẫn: Ðể ý và so sánh xem chi tiết hiện ra khi ta “mouse over” có giống hệt như chi tiết mà đường hướng dẫn đã trình bày. Nếu không phải, ÐỪNG bấm vào link!