[:en]Hôm thứ Sáu 23/3 nhạc sĩ Gary Myrick đã có một đêm nhạc ấm cúng, thân mật tại Bảo Tàng Viện Nhạc Sĩ Texas ở Irving – một địa điểm ít người biết nhưng rất thú vị và đáng xem.

Bảo Tàng Viện TMM toạ lạc gần khu downtown cổ của thành phố Irving, giữa Dallas và Arlington. Nó gồm có bốn phần chính. Sân ngoài là một không gian rộng, có sân khấu ngoài trời và bàn picnic, đủ chỗ cho khoảng 200-300 người ăn uống và nghe nhạc sống. Một phòng ăn nhỏ bên trong với bar rượu và nhà bếp. Ði dọc theo hành lang từ bếp ra phía cửa trước ta sẽ gặp một sân khấu nho nhỏ, vừa đủ cho một ban nhạc cỡ trung bình. Phía dưới đặt chừng 20 chiếc bàn con nơi khoảng 100 quan khách có thể vừa ăn vừa nghe nhạc. Không chiếc bàn nào quá xa sân khấu, chỗ nào cũng gần như VIP cả. Phía xa bên góc phải, nơi đặt dàn mixing board để điều chỉnh âm thanh, có một cánh cửa thứ nhì. Bước qua đó là ta đi ngược thời gian vào bảo tàng viện (BTV).

Gian phòng chính khá lớn, bày biện vô số hiện vật của các nhạc sĩ hay ban nhạc đến từ Texas hoặc có gốc gác ở Texas. Người đầu tiên đập vào mắt ta khi mới bước vào ngay bên trái là Roy Orbison, nổi tiếng với bài “Pretty Woman” mà hầu như người Việt nào cũng đã từng nghe qua. Rồi nào là những tên tuổi lớn khá quen thuộc như Freddy Fender, Willie Nelson, Waylon Jennings, Buddy Holly, Stevie Ray Vaughn, Taylor Swift, Destiny’s Child, Usher… Nghĩa là nhạc sĩ của đủ thể loại, từ country music cho tới blues, rock, pop, rap — miễn là dân xuất thân từ Texas.
Bảo tàng có hàng ngàn hiện vật hiếm quý—từ chiếc máy hát dĩa xưa lên dây cót, đến máy thu thanh trực tiếp vào dĩa nhựa vẫn còn hoạt động. Có những chiếc dĩa ống đầu tiên được thâu ở Texas năm 1921 với giọng hát của nữ ca sĩ Mary Carson do hãng dĩa của nhà phát minh Thomas Edison sản xuất. Về sau Mary Carson kiện ông Edison tội không trả tiền bản quyền, và bà đã thắng kiện!

Ðặc biệt hiếm quý là cây đàn thùng của Blind Lemon Jefferson, người nghệ sĩ mù được xem như cha đẻ của nhạc blues, cùng với thùng đàn của chủ nhân nó vẫn còn nguyên vẹn. Ðối với dân chơi nhạc blues, Blind Lemon Jefferson chẳng khác nào Cao Văn Lầu của nhạc tài tử Nam Bộ xứ ta. Vậy mà cây đàn của ông không hiểu sao lại lưu lạc đến một cái chợ trời nhạc cụ tại Arlington, Texas để được ông T.K. Kreason, quản lý bảo tàng viện phát hiện và mua về. Theo lời kể của ông T.K. thì cây đàn bị hỏng tại nơi cần đàn và được mang tới một tiệm sửa đàn để cho họ sửa. Thế nhưng vì lý do gì đó mà người chủ cây đàn đã không trở lại để lấy đàn. Sau nhiều năm chờ đợi cuối cùng chủ tiệm sửa đàn đã bán nó cho một nhà buôn nhạc khí cổ với giá rẻ mạt. May sao ông T.K. bắt gặp được nó và mua lại.
Ông T.K. cho biết khoảng 90% các hiện vật trong viện bảo tàng này là do ông thu thập từ nhiều năm qua. Thuở ban đầu ông làm nghề phụ trách âm thanh và ánh sáng cho mấy club nhạc sống trong vùng. Về sau, nhờ làm cho chuỗi tiệm ăn Hard Rock Café nên ông bắt đầu quen biết các nhà sưu tập hiện vật liên quan đến nhạc khí và nhạc sĩ, chuyên cung cấp hiện vật cho Hard Rock chưng bày trong nhà hàng của họ. Từ đó ông nảy ra ý định thu lượm những gì liên quan đến nhạc sĩ của Texas vì chưa ai làm chuyện này.

Sau nhiều năm trời tích góp, ông bắt đầu nghĩ đến chuyện mở một viện bảo tàng nho nhỏ nơi khu Carl’s Corner phía Nam của Dallas, quê của Willie Nelson. Nhưng rất tiếc chính quyền khu vực không cấp co ông giấy phép xây dựng vì họ không muốn phải làm thêm đường cống rãnh ra tận nơi đó. Cuối cùng thành phố Irving đồng ý giúp ông. Năm 2014 họ bỏ tiền ra mua lại một cơ sở làm ăn xập xệ, cũ mèm gần khu phố cổ downtown để mở bảo tàng viện, trong kế hoạch khôi phục toàn bộ khu phố cổ nhằm thu hút du khách và gầy sinh khí cho thành phố. Họ đã cho xây lại gần như toàn bộ toà building cũ và biến nó thành một địa điểm để thăm viếng và nightclub hàng đầu của thành phố Irving ngày nay.
Trong số các hiện vật được chưng bày tại đây, khổng lồ nhất là cây đàn Fender Stratocaster bằng gỗ, dài mười mấy thước, dùng trang trí sân khấu Dallas Fairpark trong đại nhạc hội blues mang tên Crossroads của Eric Clapton. Mặc dù Clapton là người nước Anh (bạn với ban Beatles), nhưng anh ta vẫn có mối liên hệ với Texas vì Crossroads là tên một nhạc phẩm của Robert Johnson, tác giả nhiều bản nhạc blues cổ điển đã được thâu tại Dallas và San Antonio vào thập niên 1930.

Khi được hỏi điều gì đặc biệt nhất về nơi này, ông T.K. đã không ngần ngại trả lời rằng viện bảo tàng này luôn được viếng thăm bởi nhiều linh khí. Ông kể sau khi gắn các hệ thống an ninh và máy quay phim ban đêm, ông phát hiện vô số những vật thể hình tròn mà tiếng Anh gọi là orbs bay lượn trên màn hình. Khi nhiều khi ít, khi rõ khi mờ, khi nhanh khi chậm, nhưng rõ ràng không phải do ánh sáng loé ra từ ống kính. Rồi ông mở computer ra cho xem một thước phim được security camera lưu trữ, trong đó ta có thể thấy các linh thể orb bay lượn trong căn phòng. Ðể tìm hiểu thêm, ông đã cho mời một người có khả năng thần giao cách cảm khá uy tín đến tham khảo. Ông kể rằng khi mới vừa bước vào BTV bà ta nói cho ông biết ngay lập tức rằng nơi đây quy tụ rất nhiều linh khí, đặc biệt họ toàn thuộc loại hiền lành chứ không phải loại quấy phá. Trong một buổi cầu hồn bà ta còn kể rằng đã được “nói chuyện” với Buddy Holly, nhà tiên phong của nhạc rock’n’roll bị tử nạn máy bay năm 1959. Bảo tàng viện hiện có chưng bày chiếc áo len và cặp mắt kiếng của Buddy Holly.
Dĩ nhiên ta không thể biết có thế giới bên kia hay không, và những câu chuyện như vầy có tin nổi hay chăng. Nhưng cho dù chúng không có thật đi nữa thì điều ấy cũng không làm suy giảm giá trị của viện Bảo Tàng này. Vì thật ra nơi đây có rất nhiều lịch sử về các nhạc sĩ của Texas mà không phải ai cũng biết. Chẳng hạn như Gary Myrick, người được mời đến trình diễn tối hôm ấy, cũng học hỏi được nhiều điều mới lạ tại đây mặc dù bản thân anh cũng là nhạc sĩ gốc Dallas.

Myrick kể là anh vừa mới thăm viếng căn building cũ ở Dallas nơi Robert Johnson đã thâu dĩa nhạc bất hủ của ông ta. Ðêm đó Myrick đã chơi bản “Love In Vain” của Johnson trên cây đàn lap steel, một loại đàn guitar điện được đặt nằm ngang trên đùi khi đánh. Ðêm nhạc này còn đặc biệt ở chỗ ngoài Gary ra chỉ có người em của anh là Mark đánh trống. Không có bass. Thế nhưng cả hai đều chơi ăn khớp tuyệt vời, âm thanh nghe rất đầy đủ. Sau buổi diễn Mark thổ lộ anh đang hành nghề bác sĩ ở East Texas nhưng cũng có ban nhạc riêng chơi mỗi cuối tuần. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên Mark được anh mình mời chơi chung trong show, và họ chỉ tập dượt sơ sơ đêm trước khoảng một tiếng đồng hồ!
Gary Myrick thì cho biết đây là một chương trình không nằm trong lịch tour bình thường của anh. Anh đã bay từ Cali qua Texas lần này vì được mời tham dự lễ khánh thành một hiện vật của anh tại BTV—chiếc áo da anh hay mặc khi trình diễn vào thập niên 80 và từng xuất hiện trên hình bìa một dĩa nhạc của anh. Do đó lúc đầu anh định chơi solo show mà thôi, nhưng vì sẵn có cậu em biết đánh trống nên hai anh em quyết định chơi theo kiểu “two-man band” nghe cho vui.

Tuy Myrick không phải là một tên tuổi lớn với nhiều top hit—ngoài hai bài “She Talks In Stereo” và “Guitar, Talk, Love and Drums”, nhưng anh quả thật là một tay đàn cự phách có thể đánh nhiều thể loại, từ country đến punk rock. Ấn tượng nhất đêm đó là bài “Serve Somebody” của Bob Dylan được thể hiện qua phong cách blues rock, và bài “Purple Haze” của Jimi Hendrix trên cây đàn lap steel.
Bảo Tàng Viện “Texas Musicians Museum” là một địa điểm hết sức thích hợp cho những show nhạc nho nhỏ, ấm cúng như vầy. Bà con trong vùng Irving nếu thích nghe nhạc sống có thể vào website TexasMusiciansMuseum.com để biết lịch diễn. Hoặc giả cuối tuần rảnh rỗi thì cũng nên ghé thăm bảo tàng cho biết sinh hoạt văn nghệ nơi mình ở ra sao.

IB[:vi]Hôm thứ Sáu 23/3 nhạc sĩ Gary Myrick đã có một đêm nhạc ấm cúng, thân mật tại Bảo Tàng Viện Nhạc Sĩ Texas ở Irving – một địa điểm ít người biết nhưng rất thú vị và đáng xem.

Bảo Tàng Viện TMM toạ lạc gần khu downtown cổ của thành phố Irving, giữa Dallas và Arlington. Nó gồm có bốn phần chính. Sân ngoài là một không gian rộng, có sân khấu ngoài trời và bàn picnic, đủ chỗ cho khoảng 200-300 người ăn uống và nghe nhạc sống. Một phòng ăn nhỏ bên trong với bar rượu và nhà bếp. Ði dọc theo hành lang từ bếp ra phía cửa trước ta sẽ gặp một sân khấu nho nhỏ, vừa đủ cho một ban nhạc cỡ trung bình. Phía dưới đặt chừng 20 chiếc bàn con nơi khoảng 100 quan khách có thể vừa ăn vừa nghe nhạc. Không chiếc bàn nào quá xa sân khấu, chỗ nào cũng gần như VIP cả. Phía xa bên góc phải, nơi đặt dàn mixing board để điều chỉnh âm thanh, có một cánh cửa thứ nhì. Bước qua đó là ta đi ngược thời gian vào bảo tàng viện (BTV).

Gian phòng chính khá lớn, bày biện vô số hiện vật của các nhạc sĩ hay ban nhạc đến từ Texas hoặc có gốc gác ở Texas. Người đầu tiên đập vào mắt ta khi mới bước vào ngay bên trái là Roy Orbison, nổi tiếng với bài “Pretty Woman” mà hầu như người Việt nào cũng đã từng nghe qua. Rồi nào là những tên tuổi lớn khá quen thuộc như Freddy Fender, Willie Nelson, Waylon Jennings, Buddy Holly, Stevie Ray Vaughn, Taylor Swift, Destiny’s Child, Usher… Nghĩa là nhạc sĩ của đủ thể loại, từ country music cho tới blues, rock, pop, rap — miễn là dân xuất thân từ Texas.
Bảo tàng có hàng ngàn hiện vật hiếm quý—từ chiếc máy hát dĩa xưa lên dây cót, đến máy thu thanh trực tiếp vào dĩa nhựa vẫn còn hoạt động. Có những chiếc dĩa ống đầu tiên được thâu ở Texas năm 1921 với giọng hát của nữ ca sĩ Mary Carson do hãng dĩa của nhà phát minh Thomas Edison sản xuất. Về sau Mary Carson kiện ông Edison tội không trả tiền bản quyền, và bà đã thắng kiện!

Ðặc biệt hiếm quý là cây đàn thùng của Blind Lemon Jefferson, người nghệ sĩ mù được xem như cha đẻ của nhạc blues, cùng với thùng đàn của chủ nhân nó vẫn còn nguyên vẹn. Ðối với dân chơi nhạc blues, Blind Lemon Jefferson chẳng khác nào Cao Văn Lầu của nhạc tài tử Nam Bộ xứ ta. Vậy mà cây đàn của ông không hiểu sao lại lưu lạc đến một cái chợ trời nhạc cụ tại Arlington, Texas để được ông T.K. Kreason, quản lý bảo tàng viện phát hiện và mua về. Theo lời kể của ông T.K. thì cây đàn bị hỏng tại nơi cần đàn và được mang tới một tiệm sửa đàn để cho họ sửa. Thế nhưng vì lý do gì đó mà người chủ cây đàn đã không trở lại để lấy đàn. Sau nhiều năm chờ đợi cuối cùng chủ tiệm sửa đàn đã bán nó cho một nhà buôn nhạc khí cổ với giá rẻ mạt. May sao ông T.K. bắt gặp được nó và mua lại.
Ông T.K. cho biết khoảng 90% các hiện vật trong viện bảo tàng này là do ông thu thập từ nhiều năm qua. Thuở ban đầu ông làm nghề phụ trách âm thanh và ánh sáng cho mấy club nhạc sống trong vùng. Về sau, nhờ làm cho chuỗi tiệm ăn Hard Rock Café nên ông bắt đầu quen biết các nhà sưu tập hiện vật liên quan đến nhạc khí và nhạc sĩ, chuyên cung cấp hiện vật cho Hard Rock chưng bày trong nhà hàng của họ. Từ đó ông nảy ra ý định thu lượm những gì liên quan đến nhạc sĩ của Texas vì chưa ai làm chuyện này.

Sau nhiều năm trời tích góp, ông bắt đầu nghĩ đến chuyện mở một viện bảo tàng nho nhỏ nơi khu Carl’s Corner phía Nam của Dallas, quê của Willie Nelson. Nhưng rất tiếc chính quyền khu vực không cấp co ông giấy phép xây dựng vì họ không muốn phải làm thêm đường cống rãnh ra tận nơi đó. Cuối cùng thành phố Irving đồng ý giúp ông. Năm 2014 họ bỏ tiền ra mua lại một cơ sở làm ăn xập xệ, cũ mèm gần khu phố cổ downtown để mở bảo tàng viện, trong kế hoạch khôi phục toàn bộ khu phố cổ nhằm thu hút du khách và gầy sinh khí cho thành phố. Họ đã cho xây lại gần như toàn bộ toà building cũ và biến nó thành một địa điểm để thăm viếng và nightclub hàng đầu của thành phố Irving ngày nay.
Trong số các hiện vật được chưng bày tại đây, khổng lồ nhất là cây đàn Fender Stratocaster bằng gỗ, dài mười mấy thước, dùng trang trí sân khấu Dallas Fairpark trong đại nhạc hội blues mang tên Crossroads của Eric Clapton. Mặc dù Clapton là người nước Anh (bạn với ban Beatles), nhưng anh ta vẫn có mối liên hệ với Texas vì Crossroads là tên một nhạc phẩm của Robert Johnson, tác giả nhiều bản nhạc blues cổ điển đã được thâu tại Dallas và San Antonio vào thập niên 1930.

Khi được hỏi điều gì đặc biệt nhất về nơi này, ông T.K. đã không ngần ngại trả lời rằng viện bảo tàng này luôn được viếng thăm bởi nhiều linh khí. Ông kể sau khi gắn các hệ thống an ninh và máy quay phim ban đêm, ông phát hiện vô số những vật thể hình tròn mà tiếng Anh gọi là orbs bay lượn trên màn hình. Khi nhiều khi ít, khi rõ khi mờ, khi nhanh khi chậm, nhưng rõ ràng không phải do ánh sáng loé ra từ ống kính. Rồi ông mở computer ra cho xem một thước phim được security camera lưu trữ, trong đó ta có thể thấy các linh thể orb bay lượn trong căn phòng. Ðể tìm hiểu thêm, ông đã cho mời một người có khả năng thần giao cách cảm khá uy tín đến tham khảo. Ông kể rằng khi mới vừa bước vào BTV bà ta nói cho ông biết ngay lập tức rằng nơi đây quy tụ rất nhiều linh khí, đặc biệt họ toàn thuộc loại hiền lành chứ không phải loại quấy phá. Trong một buổi cầu hồn bà ta còn kể rằng đã được “nói chuyện” với Buddy Holly, nhà tiên phong của nhạc rock’n’roll bị tử nạn máy bay năm 1959. Bảo tàng viện hiện có chưng bày chiếc áo len và cặp mắt kiếng của Buddy Holly.
Dĩ nhiên ta không thể biết có thế giới bên kia hay không, và những câu chuyện như vầy có tin nổi hay chăng. Nhưng cho dù chúng không có thật đi nữa thì điều ấy cũng không làm suy giảm giá trị của viện Bảo Tàng này. Vì thật ra nơi đây có rất nhiều lịch sử về các nhạc sĩ của Texas mà không phải ai cũng biết. Chẳng hạn như Gary Myrick, người được mời đến trình diễn tối hôm ấy, cũng học hỏi được nhiều điều mới lạ tại đây mặc dù bản thân anh cũng là nhạc sĩ gốc Dallas.

Myrick kể là anh vừa mới thăm viếng căn building cũ ở Dallas nơi Robert Johnson đã thâu dĩa nhạc bất hủ của ông ta. Ðêm đó Myrick đã chơi bản “Love In Vain” của Johnson trên cây đàn lap steel, một loại đàn guitar điện được đặt nằm ngang trên đùi khi đánh. Ðêm nhạc này còn đặc biệt ở chỗ ngoài Gary ra chỉ có người em của anh là Mark đánh trống. Không có bass. Thế nhưng cả hai đều chơi ăn khớp tuyệt vời, âm thanh nghe rất đầy đủ. Sau buổi diễn Mark thổ lộ anh đang hành nghề bác sĩ ở East Texas nhưng cũng có ban nhạc riêng chơi mỗi cuối tuần. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên Mark được anh mình mời chơi chung trong show, và họ chỉ tập dượt sơ sơ đêm trước khoảng một tiếng đồng hồ!
Gary Myrick thì cho biết đây là một chương trình không nằm trong lịch tour bình thường của anh. Anh đã bay từ Cali qua Texas lần này vì được mời tham dự lễ khánh thành một hiện vật của anh tại BTV—chiếc áo da anh hay mặc khi trình diễn vào thập niên 80 và từng xuất hiện trên hình bìa một dĩa nhạc của anh. Do đó lúc đầu anh định chơi solo show mà thôi, nhưng vì sẵn có cậu em biết đánh trống nên hai anh em quyết định chơi theo kiểu “two-man band” nghe cho vui.

Tuy Myrick không phải là một tên tuổi lớn với nhiều top hit—ngoài hai bài “She Talks In Stereo” và “Guitar, Talk, Love and Drums”, nhưng anh quả thật là một tay đàn cự phách có thể đánh nhiều thể loại, từ country đến punk rock. Ấn tượng nhất đêm đó là bài “Serve Somebody” của Bob Dylan được thể hiện qua phong cách blues rock, và bài “Purple Haze” của Jimi Hendrix trên cây đàn lap steel.
Bảo Tàng Viện “Texas Musicians Museum” là một địa điểm hết sức thích hợp cho những show nhạc nho nhỏ, ấm cúng như vầy. Bà con trong vùng Irving nếu thích nghe nhạc sống có thể vào website TexasMusiciansMuseum.com để biết lịch diễn. Hoặc giả cuối tuần rảnh rỗi thì cũng nên ghé thăm bảo tàng cho biết sinh hoạt văn nghệ nơi mình ở ra sao.

IB
[:]