phần 1
Theo kết quả rút ra từ những lần tiếp xúc gần đây nhất của tôi với các fans, và cùng sở thích nhiếp ảnh, trong đó có một vài câu hỏi khá thực tế về đề tài hay:
“Em nghe nói về Bố cục hoài mà không biết nó là gì vậy anh Andy?”,
“Anh có cách nào thực tiễn để giúp em chụp hình cho có bố cục hay hơn không?”
…
Dĩ nhiên tôi muốn trả lời ngay tại chỗ, nhưng tôi biết mình không thể nào nói bao gồm hết ý nghĩa trong chỉ một hai câu vắn tắt. Tôi nghĩ tốt nhất là mình soạn ra một bài viết hẳn hòi trong tiết mục Góc Nhiếp Ảnh dành riêng cho đề tài này.

Đồ nghề thượng hạng không phải là điểm chính
Dù bạn có đồ nghề mắc tiền nhất và ánh sáng kỳ diệu nhất. Dù bạn đến một địa điểm có khung cảnh lộng lẫy nhất, hoặc chụp một người mẫu đẹp như tiên. Có nhiều hoàn cảnh để cung cấp bạn với cơ hội để chụp những bức ảnh “nín thở”, nhưng nếu bố cục không hoàn hảo thì tấm hình của bạn cũng không giá trị gì nhiều.
Ngược lại, bạn có thể tạo nên những tấm ảnh tuyệt đẹp với máy ảnh tầm thường (và ngay cả điện thoại smartphone của bạn) nếu bạn có một kiến thức khá vững về bố cục. Không ai sẽ nghĩ tới loại máy ảnh nào bạn dùng để chụp hình đó, họ sẽ nói: “Wow, chắc anh có camera xịn lắm hả!”
Học những bố cục căn bản
Mặc dù có nhiều thể loại nhiếp ảnh khác nhau, dù bạn chọn phong cảnh, macro, studio chân dung, đường phố, hoặc bất cứ thể loại nào, bạn cũng có rất nhiều khái niệm bố cục căn bản để áp dụng. Không phải khái niệm nào cũng cần được dùng cho mỗi tấm ảnh, nhưng một kiến thức dồi dào về những căn bản sẽ giúp bạn nhiều.
Thật sự hiểu biết về bố cục là một trong những bước lớn trong quá trình tiến bộ của nghệ thuật nhiếp ảnh của tôi. Cũng giống như mỗi ý tưởng mới, bạn phải dồn chút ít nỗ lực vào việc học hỏi về ý tưởng đó, thực tập, và học từ những lỗi sai và thực tập lại nhiều lần.
Trước tiên, bạn phải nắm chắc những căn bản.

Vài lời căn dặn
Trước nhất, những điểm trong checklist này không phải là quy luật. Trong khi có một số nguyên tắc bạn có thể dùng để tạo nên một tấm ảnh đẹp mắt, có khi bạn có thể lờ đi tất cả mà vẫn chụp được tấm ảnh “hú hồn”. Tuy nhiên, bạn có thể làm được điều đó dễ hơn nhiều khi bạn biết trước những phương châm. Ðây là một bảng liệt kê những khái niệm bạn nên cân nhắc cho mỗi cú chụp, chứ không phải là luật mà bạn nhất thiết phải tuân theo.
Có một vài điều dường như “quá dễ” và “hiển nhiên”, tuy nhiên, số lượng hình với đường chân trời bị xéo bạn thấy người ta đăng trên mạng chứng tỏ rằng những điều này không phải luôn luôn hiển nhiên, và cần phải học. Bạn không cần phải học tất cả một lượt. Tôi đề nghị bạn viết list này xuống và mang nó theo trong túi camera của bạn để nhắc nhở khi bạn quên.

Hơn nữa, mỗi tấm ảnh sẽ có những yếu tố khác nhau trong nội dung, và áp dụng những khái niệm khác nhau. Vậy bạn nên chọn những khái niệm nào thích hợp cho khung cảnh trước mặt bạn khi chuẩn bị chụp.
Bạn có thể bắt đầu bằng cách chọn chỉ một vài khái niệm nào liên quan tới cách bạn chụp hình, rồi tập dợt những khái niệm đó cho tới khi bạn nhuần nhuyễn như hít thở (khi nó tự động diễn ra khi bạn cầm máy ảnh lên để lấy khung một tấm ảnh). Khi nào bạn đã đến giai đoạn đó, bạn có thể học thêm một vài khái niệm khác, và học cho thấm dùng phương thức tương tự.
Chúng ta sẽ phải tiếp tục với Checklist Bố cục trong kỳ tới. Xin các bạn đón đọc.
AN