Phần 2
Trong bài GNA kỳ rồi, chúng tôi đã giới thiệu về một số điều căn bản cho đề tài này – Bố cục checklist. Kỳ này, chúng ta sẽ bắt đầu phân tích phần chính thức của checklist đó.
#1. Đường chân trời có thẳng không?
Khi chúng ta nhìn qua ống kính để chụp hình, chúng ta có vẻ dễ dàng để ý nếu đường chân trời có thẳng hay không. Và bạn cũng có thể sửa chữa vấn đề đó trong giai đoạn hậu kỳ cực kỳ dễ dàng, tuy vậy mà có quá nhiều hình trên mạng online bị chân trời xéo, từ chút ít cho tới rất trầm trọng. Ðầu óc của con người “khựng lại” khi chúng ta gặp phải vấn đề này, cho nên đây là một vấn đề bố cục thực tế cần được giải quyết.
Bạn có thể bỏ ra thời gian để chỉnh máy ảnh cho hoàn toàn bằng phẳng. Nhưng nếu bạn chỉ chụp hình kiểu “tài tử” để đăng lên facebook hoặc các mạng xã hội, bạn có thể dùng Photoshop để chỉnh lại dễ dàng.

#2. Trong tấm ảnh có một chủ thể rõ rệt và hiển nhiên?
Có những khái niệm về bố cục tương đối dễ hiểu và dễ thấy, như điểm #1 ở trên. Rồi cũng có một vài khái niệm khác mở rộng cho sự diễn dịch.
Ðiểm này có thể được coi là một trong những thứ đó. Tuy nhiên, tôi sẽ đặt câu hỏi này với các bạn. Nếu chủ thể không rõ ràng hoặc dễ phân biệt thì làm sao chúng ta biết mục đích của tấm ảnh là gì?

#3. Mép của khung hình có sạch không?
Có vật nào như cột đèn, cành cây… chĩa vào khung hình làm rối mắt người xem? Tìm những yếu tố nào trong tấm hình có thể dẫn tia nhìn của người xem ra khỏi khung. Bạn có thể đặt chúng ở một nơi tốt hơn?
Liếc nhìn vòng quanh rìa của khung hình khi đặt bố cục cho cú shot là một bước hữu ích có thể tiết kiệm cho bạn nhiều thời gian. Ðây là một bài học chính tôi đã phải học và nó được áp dụng với hầu hết mọi thể loại nhiếp ảnh phổ thông.

Có yếu tố mờ nào trong tiền cảnh bạn có thể dời đi chỗ khác hoặc thay đổi phương diện để giảm bớt sự ảnh hưởng không? Có nửa chiếc xe hoặc bán phần của một tòa nhà xuất hiện trong hậu cảnh?
Rất thường xuyên khi bạn đang lấy khung chuẩn bị chụp một tấm hình, bạn quá chú tâm vào chủ thể, và quên nhìn tổng quát khung cảnh. Vì vậy, có lẽ bạn sẽ thiếu sót những chi tiết phụ có khả năng làm tấm hình “tuyệt” hoặc “xìu”.
#4. Hậu cảnh có sạch không?
Trong background có những yếu tố làm rối mắt như xe đậu, hoặc hàng rào hoặc những gì “xấu” không thích hợp với tấm ảnh? Bạn có thể dời vị trí hoặc thay đổi góc cạnh máy ảnh để loại đi yếu tố đó từ tấm ảnh?
Ðây là một bước đi xa hơn điểm #3 bên trên – nhấn mạnh vô phần ước định hậu cảnh.
Hình phong cảnh của bạn có bị dính một căn chòi trong góc khung? Bạn định chụp hình một con đường dẫn đến rặng núi xa xa, nhưng lại có chiếc xe vận tải trên con đường đó, có lẽ bạn nên chờ đến khi xe đó chạy ra khỏi khung cảnh.

#5. Tiền cảnh có gọn không?
Bạn muốn chụp một phong cảnh hay một cảnh thiên nhiên? Có cành, lá, hoặc cọng cây trong tiền cảnh mà bạn có thể tránh?
Ðiểm này có liên quan đặc biệt tới nhiếp ảnh thiên nhiên và phong cảnh, nhưng nói chung vẫn đáng để ghi nhớ.
Có những thứ “rác rưới” trên mặt đất để làm cho cảnh bị rối? Bạn có thể dời cành nào ra khỏi tầm ống kính hoặc bạn cần phải thay đổi góc cạnh chụp?

Còn rất nhiều điểm khác cho Bố cục Checklist. Mời các bạn tiếp tục theo dõi trong kỳ sau.
AN