Menu Close

Bố cục checklist cho những người mới (kỳ 3)

(phần 3)

Trong kỳ này chúng ta sẽ tiếp theo với bảng checklist quan trọng để giúp bạn chụp được hình có tính cách mỹ thuật hơn.

#6 – Vị trí của chủ thể hoặc người trong hình

Những người trong hình của bạn có cột đèn hoặc thân cây mọc trên đầu? Bạn có bao giờ lỡ tay “chặt” bàn chân, đầu, cánh tay, cẳng… của họ?

Thường thường xảy ra trong những cú chụp chân dung ngoài trời có dàn cảnh, đây là một yếu tố quan trọng cho điểm #3 bên trên – kiểm soát hậu cảnh tương đối của chủ thể.

Máy ảnh có được xếp đặt thẳng không, góc cạnh có phô trương cái đẹp của chủ thể không? Người trong hình có phải nheo mắt vì bị nhìn vào hướng mặt trời? Ánh sáng có tốt không? Mọi người trong hình có nhìn cùng một hướng?

bo-cuc-checklist-cua-nhung-nguoi-moi2
Khi chúng ta chụp một nhóm người, nếu có người nhìn vào máy và có người không, điều này sẽ gây cảm giác là lạ cho người xem.

#7 – Tiếp xúc bằng mắt

Khi chụp một nhóm người, các chủ thể có tiếp xúc bằng mắt  với máy ảnh không? [H1]

Rất thường xuyên khi chúng ta chụp hình người, họ sẽ nhìn vào máy ảnh. Tuy nhiên, nếu có người nhìn và có người không, điều này sẽ gây cảm giác là lạ cho người xem. Bạn nên tìm cách nào để thu hút họ để họ nhìn vào máy, và mỗi lần bấm vài tấm cùng lúc.

#8 – Chỗ đặt máy ảnh

Bạn có đặt máy ở đúng chiều cao và góc cạnh để đạt được bố cục tốt nhất? [H2]

Lưu ý về việc đặt máy ảnh ở cùng tầm mắt với chủ thể là một điều chủ yếu cho ấn tượng về tấm ảnh. Khi bạn chụp người, góc cạnh của máy  có ảnh hưởng “xấu” hay “đẹp” tới chủ thể.

Có lẽ bạn sẽ muốn nới rộng ranh giới sáng tạo và “phá lệ” cho một khung cảnh nào đó. Nhiếp ảnh đường phố là một thể loại mà chiều cao và góc cạnh của máy có thể ảnh hưởng trực tiếp tới câu chuyện bạn muốn kể.

Theo trung bình, nhiều người chụp hình có khuynh hướng chụp ở tư thế đứng, nhưng nếu bạn hụp xuống thật thấp thì sao? Hay là bạn tìm cầu thang hoặc một cách nào khác để bước lên cao? Hay là bạn chụp thẳng từ trên xuống thay vì chụp ngang?

Hãy bắt đầu suy nghĩ một cách sáng tạo về thế nào bạn dùng bố cục để gợi một cảm giác hoặc kể lại  câu chuyện về một khung cảnh.

bo-cuc-checklist-cua-nhung-nguoi-moi1
Vị trí của máy ảnh trong hình này rất quan trọng và rất lạ mắt.

#9 – Điểm lấy nét

Khi chụp hình người hoặc chụp thú, bạn có lấy nét vào con mắt không? Mắt của họ có chấm sáng không?

Nếu bạn có một chủ thể trong tấm ảnh mà mắt đang nhìn về máy ảnh, bạn nên lấy nét ngay con mắt. Mặt của người, chim chóc, và thú vật có nhiều kích thước, và bạn có thể dễ dàng lấy nét ở chỗ không đúng (chóp mũi, trên trán, hoặc một điểm nào khác). Vì vậy, nếu bạn có một chủ thể sống đang nhìn vào máy ảnh, lấy điểm nét là con mắt.

Một bí quyết khác để làm họ có vẻ sinh động là sắp đặt góc cạnh máy ảnh cho thấy chút ánh sáng phản chiếu trên con ngươi của họ. Yếu tố này được gọi là “bắt sáng” và rất quan trọng, nhất là đối với những thú vật và chim có mắt to màu đậm. Những tay nhiếp ảnh thời trang dùng những loại đèn flash vòng tròn “phăng-xi” để lấy “mắt nhẫn” trong hình của họ.

bo-cuc-checklist-cua-nhung-nguoi-moi
Chủ thể trong tấm ảnh này nằm ở khoảng giữa của khung, nhưng nếu bạn cắt khung để tuân theo Luật Một Phần Ba thì hình sẽ bớt hay.

#10 – Dùng luật một phần ba

Trong khi Luật Một Phần Ba là một lời hướng dẫn hơn là một quy luật khắt khe, nó vẫn là một bí quyết tốt để những người mới bắt đầu noi theo. Luật Một Phần Ba khá dễ nhớ và có thể giúp bạn tạo ảnh linh động và thú vị hơn khi biết tận dụng thành thạo. [H3]

Chúng tôi sẽ kết thúc Bố cục checklist với một số điểm trong kỳ sau. Mời các bạn tiếp tục theo dõi.

AN