Menu Close

Từng chặng đường đời (kỳ 2)

Để cảm nhận đầy đủ bài viết này với sự thú vị và khôi hài của nó, bạn nên đọc cả hai phần (phần trước “Từng chặng đường đời” và tiếp theo trong kỳ này.)

Chặng 5

 “Tui chụp dở, thiệt dở”

Chặng 5 là một giai đoạn gay go, vì sau một thời gian tự coi mình là một “nghệ sĩ”, nhiều  Người Chụp Ảnh (NCA) khám phá “sự thật phũ phàng” rằng họ thật sự… dở.

Ðôi khi Chặng 5 là một quá trình chậm tiến, kéo dài, thường chỉ “thấm” sau khi đã đăng lên mạng hàng ngàn tấm hình mà vẫn không nhận được sự hâm mộ nồng nhiệt như họ đã hy vọng.

tung-chang-duong-doi10

Còn những lúc khác, Chặng 5 cũng giống như bị “bồ đá” – mới đây thì còn vui vẻ yên trí rằng mọi chuyện đều tốt đẹp, rồi bất thình lình bị “hất hủi” và “khóc sướt mướt” không biết mình đã làm lỗi gì.

Nhưng, sau khi nỗi sầu và thất vọng vơi bớt, những NCA “tui dở” vươn dậy, phủi bụi trần, và quyết chí thành công “tới bến” trong bộ môn nhiếp ảnh này.

Họ liên tưởng tới những bài viết họ đã đọc và video họ đã xem, và bất ngờ mọi thứ giờ trở nên sáng tỏ…

Họ nhận thức những thứ như đường dẫn mắt giúp tạo chiều sâu trong hình phong cảnh và họ học cách làm mờ hậu cảnh (xóa phông) trong ảnh chân dung.

Họ cũng thử những kỹ thuật mới, tìm những chủ thể mới để chụp, và tập trung vào việc chọn lựa bố cục kỹ trước khi chụp. Không còn chụp “đại” nữa!

Chặng 6

“Không phải lỗi của máy”

Một khi NCA lên tới cấp bậc “Không phải lỗi của máy”, họ hiểu rằng khi một tấm hình bị khuyết điểm, đó không phải là lỗi của máy ảnh hoặc ống kính hoặc bất cứ phụ tùng nào.

Ngược lại, những NCA này nhận thức rằng đó chính là lỗi của họ hình không có bố cục vững, ánh sáng sai, hoặc bị những sơ sót khác.

tung-chang-duong-doi9

Ðây là một bước tiến đáng kể bởi vì, khác với Chặng 5 khi họ bị ủ rũ và “ứ đọng” một thời gian lâu, trong Chặng 6, họ chính thức giải đáp được những bí ẩn.

Trong giai đoạn này những NCA cũng trở nên có chút ít “nổi loạn”.

Họ đã học những căn bản và có một bộ quy luật để theo sát, nhưng với một niềm tự tin càng ngày càng vững, họ bắt đầu “phá lệ” và đi theo hướng những gì con mắt nghệ thuật của họ thấy.

Chặng 7

NCA “nổi tiếng trên mạng xã hội”

Ðược trang bị với một túi kỹ năng và một kiến thức với những cách dùng đồ nghề, NCA “Tư nhòm” bắt đầu có một chút tiếng tăm qua những hình chọn lọc kỹ càng đăng trên mạng xã hội.

Ðây là những người mà dường như mỗi lần bấm một phát là có một “tuyệt tác”.

Nhưng điều mà những người hâm mộ (fans) của họ không nhận thức là NCA này phải làm việc cật lực để có một kết quả tối đa mỗi lần họ bấm máy. Họ cân nhắc về ánh sáng. Họ điều chỉnh phương diện của góc chụp. Họ nghĩ về cách lấy khung và sự cân bằng thị giác và ngay cả dùng mode chụp tay (manual) để tạo một tấm ảnh hoàn hảo.

tung-chang-duong-doi8

Ngoài những điều đó, người NCA “nổi tiếng trên mạng xã hội” còn có phong cách riêng của họ. Khi một người lạ lướt qua trang Flickr, hoặc Facebook, hoặc Instagram của NCA này, họ biết ngay ai chụp những hình này mà không cần nhìn qua tên của người chụp trên màn ảnh.

Nói tóm lại, ở trình độ này, các NCA bắt đầu coi nhiếp ảnh là một lối sống chứ không phải chỉ đơn thuần là một thú tiêu khiển. Chỉ một bước còn lại là giai đoạn tự nhận xét về mình (trung thực).

tung-chang-duong-doi7

Chặng 8

“Mèn ơi, phải công nhận mình giỏi thiệt!”

Hầu hết số nhiều những NCA không bao giờ trèo tới đỉnh “Mèn ơi, phải công nhận mình giỏi thiệt!”

Ðây là những người chụp hình để kiếm sống và cách sinh nhai của họ dựa vào họ phải rất giỏi trong nghề nhiếp ảnh.

tung-chang-duong-doi6

Dù họ là một phó nhòm chân dung trong làng hoặc một NCA lừng danh toàn thế giới như Ansel Adams, đây là những người mà chúng ta trọng vọng, khâm phục, và cố gắng noi theo.

Và trong khi đa số chúng ta chấm dứt cuộc hành trình nhiếp ảnh ở giữa Chặng 1 và Chặng 7, con đường đó cũng đáng đi.

Không có cách nào giỏi về nhiếp ảnh mà không cần phải thực tập, không nhận lời bình, và không tự có động lực học.

tung-chang-duong-doi5

AN