Menu Close

Từ điện thoại lên máy ảnh thực thụ

Nếu máy ảnh đầu tiên của bạn là một điện thoại di động, bạn thích chụp hình và muốn nâng cấp lên một máy ảnh … thiệt, có lẽ bạn rất hoang mang vì không biết nên chọn hiệu máy ảnh nào.

Ngoài kia có nhiều hãng hiệu sản xuất đủ loại máy ảnh – mirrorless, DSLR, point-and-shoot, và mọi thứ khác để chụp hình. Nhưng trong phạm vi bài này chúng ta sẽ tập trung vào câu hỏi chủ yếu nhất: Canon hoặc Nikon?

Hai hãng hiệu này đã cạnh tranh với nhau trong nhiều năm, và họ có chỗ đứng “chuẩn” trong thế giới nhiếp ảnh.

Sau đây là một vài sự khác biệt chính yếu giữa Nikon và Canon để giúp bạn chọn lựa hãng máy nào đúng cho bạn:

tu-dien-thoai-len-may-anh-thuc-du2
Bước nhảy từ máy ảnh điện thoại lên máy ảnh DSLR.

Trước khi bạn quyết định gì, hãy đi đến tiệm bán dụng cụ nhiếp ảnh để coi cho biết đại khái trên thị trường có bán những máy nào.

Không một hãng hiệu nào có một đặc điểm hoặc bộ phận mà hiệu kia không có. Sự khác biệt lớn nhất trong các thân máy là cách thiết kế và sắp đặt của những nút bên ngoài, và cách sắp xếp của những trang menu bên trong. Ðiều này cũng tùy theo sở thích của mỗi người. Cái nào thoải mái hơn cho bạn?

Kiểu thiết kế  có thể làm bạn thích một hiệu nào đó. Tất cả đều lệ thuộc vào sự thoải mái của bạn.

Kế tiếp, bạn cần quyết định nếu bạn muốn một máy full-frame hoặc máy crop-sensor

Ðể giải thích ngắn gọn và dễ hiểu, máy ảnh full-frame có sensor – bộ phận lấy vào ánh sáng khi bạn chụp hình – lớn hơn. Một máy ảnh crop-sensor thì có sensor nhỏ hơn, và thân máy nhỏ hơn. Hai cỡ máy này có vài sự khác biệt rõ rệt.

Trước hết, máy ảnh full-frame đắt tiền hơn. Kích thước của thân máy sẽ lớn hơn, và vì hạng máy ảnh này được nhắm vào giới nhiếp ảnh chuyên nghiệp, chúng sẽ mang những đặc điểm các nhiếp ảnh gia muốn có, kể cả tốc độ bắn bao nhiêu cú shots mỗi giây cao hơn, khả năng trang bị vài thẻ nhớ cùng một lúc, và khả năng chế ngự tình trạng thiếu sáng tốt hơn.

tu-dien-thoai-len-may-anh-thuc-du1

Hạng máy ảnh crop-sensor vẫn là sự lựa chọn hoàn toàn có thể chấp nhận — nhất là đối với những người mới bắt đầu. Thường thường chúng không có nhiều đặc điểm như máy full-frame. Ðiểm khác nhau được gợi ý ngay trong tên – cropped sensor (sensor cắt nhỏ lại).

Nếu bạn chưa muốn bỏ nhiều tiền vào thú tiêu khiển này, có lẽ bạn muốn bắt đầu với một máy crop-sensor (hầu hết đều dưới giá tiền của một chiếc iPhone đời mới).

Những máy ảnh crop-sensor Nikon hiện đang bán trên website:

– D3400 ($449)

– D3500 ($499)

– D5300 ($599)

– D5500 ($699)

– D5600 ($699)

– D7200 ($999)

– D7500 ($1,149)

– D500 ($1,899)

Những máy ảnh crop-sensor Canon hiện đang bán trên website:

– EOS Rebel SL2 ($549)

– EOS Rebel T5i ($649)

– EOS Rebel T6i ($749)

– EOS Rebel T7i ($749)

– EOS Rebel T6s ($849)

– EOS 77D ($899)

– EOS 80D ($1,199)

– EOS 7D Mk II ($1,849)

Những máy ảnh full-frame của Nikon hiện nay:

– D610 ($1,599.95)

– D750 ($1,999)

– D810 ($2,999)

– D850 ($3,299)

– D810A ($3,799)

– D5 ($6,499)

Những máy ảnh full-frame của Canon hiện nay:

– EOS 6D Mk II ($1,999)

– EOS 6D ($1,699)

– EOS 5D Mk IV ($3,499)

– EOS 5DS ($3,699)

– EOS 5DS R ($3,899)

– EOS 1DX Mk II ($5,999)

tu-dien-thoai-len-may-anh-thuc-du
Một máy crop-sensor (trái), so sánh với một máy full-frame Nikon (phải).

Sau khi bạn đã chọn một thân máy, giờ đến lúc tìm một ống kính

Nói cho đơn giản, những máy Nikon full-frame nên được dùng với ống kính full-frame (FX). Tuy nhiên, hạng máy Nikon crop-sensor (DX) có thể được dùng với cả hai loại ống kính, nhưng khi dùng với loại FX thì con số tiêu cự sẽ bị nhân lên gấp rưỡi (1.5x), thí dụ 50mm FX sẽ biến thành 75mm DX.

Với hiệu Canon, ống kính full-frame được in nhãn ‘EF’ và ống kính crop-sensor được đánh dấu ‘EF-S’. Trường hợp của Canon hơi khác với Nikon – những máy crop-sensor sẽ nhận cả hai loại ống kính EF và EF-S, nhưng máy full-frame chỉ nhận loại ống kính EF mà thôi.

Lời cuối cùng: Dù bạn chọn hiệu nào, chắc bạn sẽ không hối hận đâu

Tới lúc này, có lẽ bạn cũng đã để ý, Nikon và Canon gần như luôn luôn đồng đều với nhau. Ðây là một trường hợp không có một kẻ thắng/bại hẳn hòi – bạn lựa chọn dựa theo sở thích riêng, và chỉ có thể được quyết định tùy theo mỗi trường hợp riêng biệt.

Theo dõi khi nào có sales và đi đến tiệm bán máy ảnh để chính mình thử những món đồ đó. Tham khảo với những người bạn chụp hình xem họ thích hiệu nào, và tại sao. Thật ra, bạn không sai lầm quá đáng ở đây – bất kể bạn chọn hiệu nào, bạn sẽ có một máy ảnh digital hiện đại.

AN – canada