Menu Close

Sally Hemings nghịch lý của tự do {A}

[:en]

Audio by VAE

Thomas Jefferson, cha đẻ bản tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ với câu văn bất hủ “Tất cả mọi người sanh ra đều bình đẳng”, lúc sinh thời đã từng làm chủ hơn 600 người nô lệ. Không những vậy, ông còn có sáu đứa con với người thiếp nô lệ, một bí mật mà gia đình ông giấu kỹ đến thế kỷ 20 mới dần được sáng tỏ.

sally-hemings5
Tượng Thomas Jefferson và tấm pa-nô ghi tên 607 người nô lệ của ông tại African American Museum, Dallas. ảnh: ianbui/Trẻ

Elizabeth Hemings, một người đàn bà nô lệ, có sáu người con với ông chủ da trắng tên John Wayles, một nhà lái buôn nô lệ giàu có ở Virginia. Thuở ấy, việc chủ da trắng ngủ với nô lệ da đen là chuyện bình thường. Thời ấy những đứa con lai với nước da lợt lạt được gọi là ‘mulatto’. Theo luật pháp thì chúng cũng là nô lệ và lấy họ Mẹ. Sally Hemings, sanh năm 1773, là con gái út của Elizabeth. John Wayles còn có mấy người con với bà vợ chính thức (da trắng) tên là Martha Eppes, trong số đó có một cô con gái (cũng tên Martha) sau này làm vợ của Thomas Jefferson. Khi John Wayles mất, Martha Wayles Jefferson được thừa kế một số tài sản nô lệ của cha mình. Con số nô lệ tại điền trang Monticello của Thomas Jefferson nhờ vậy tăng lên đáng kể. Sally Hemings, có lẽ nhờ dáng vẻ trắng trẻo đẹp đẽ, được chọn để hầu hạ vợ của Jefferson (và cũng là chị cùng cha khác mẹ với mình).

sally-hemings4
Hậu duệ của Thomas Jefferson, bà Gayle Jessup White, tại Bảo Tàng Viện African American Museum ảnh: ianbui/Trẻ

Năm Sally Hemings lên 14 tuổi (1787) cô được gởi sang Paris để hầu hai cô con gái lớn của Jefferson đang đi học bên ấy. Vào thời điểm đó Jefferson đang giữ chức vụ đại diện Hoa Kỳ tại Pháp. Nước Pháp lúc đó đã bãi bỏ nô lệ nên cô thiếu nữ Sally Hemings được sống như một người tự do thật sự. Sau hai năm, Jefferson phải trở về nước. Sally Hemings, nhờ được hít thở bầu không khí tự do và tiếp cận với thế giới văn minh của Paris, không muốn quay về Mỹ để làm nô lệ lần nữa. Ðể thuyết phục Sally, Jefferson bảo đảm sẽ cho cô ta những “quyền lợi hết sức đặc biệt”, trong đó có lời hứa tất cả những đứa con của cô trong tương lai sẽ không phải làm nô lệ một khi chúng đến tuổi 21. Lúc ấy Sally Hemings mới 16 tuổi. Mãi sau này, khi nghiên cứu lại lịch sử người ta mới phát hiện ra là Sally Hemings khi về lại Mỹ đã có bầu. Nhưng đứa con đầu lòng ấy (sn 1790) mất sớm, không ai biết tên đứa bé là gì.

sally-hemings
John Wayles Jefferson, con trai của Eston Hemings, cháu nội của Thomas Jefferson và Sally Hemings nguồn: monticello.org

Giờ đây thì người ta biết rằng sau khi bà Martha Eppes qua đời năm 1782, Jefferson đã có thêm sáu đứa con với cô em vợ người ‘mulatto’ Sally Hemings. Trong số đó có bốn người đã sống khá thọ. Hai người được Jefferson thả ra từ sớm, hai người kia được chính thức trả tự do theo di chúc của Jefferson để lại khi ông mất vào năm 1826. Lạ một điều là trong di chúc Jefferson đã không trả tự do cho Sally Hemings, người thiếp chính thức của mình – gọi là chính thức vì ngoài bà Sally Hemings ra không nghe nói Jefferson có con với nô lệ nào khác. May sao, Martha Jefferson đã làm việc đó thay cha mình bằng cách cho phép Sally Hemings được tự do đi lại. Thế là bà về ở với hai đứa con trai nhỏ nhất là Madison và Eston Hemings cho tới khi mất vào năm 1835.

Nên nhớ rằng vì Sally Hemings là nửa trắng nên những đứa con của bà chỉ mang ¼ dòng máu Phi Châu; ¾ còn lại là Âu Châu. Không ai biết hình dáng của Sally Hemings ra sao, nhưng theo lời kể của hai người con lớn (trắng) của Thomas Jefferson thì Sally Hemings “da màu nhạt, tóc dài và rất đẹp”. Có lẽ vì vậy mà hai người con lớn của Sally – Beverly (nam) và Harriet (nữ), sau khi được tự do đã hội nhập vào thế giới của người da trắng và biến mất, không ai biết hậu duệ của họ ngày nay hiện đang ở đâu. Ngược lại, hai người con cuối – Madison và Eston Hemings vẫn tiếp tục sống trong cộng đồng người da đen. Họ đã có công truyền kể câu chuyện về Cha Mẹ mình cho con cháu, giữ cho nó không bị thất lạc. Có người còn đổi họ thành Jefferson, nhờ vậy nên lịch sử dòng dõi Jefferson-Hemings mới được lưu truyền để cuối cùng đem ra ánh sáng.

sally-hemings1
Beverly Frederick Jefferson (trái), cháu nội bà Sally Hemings, và ba người con trai (1900); nguồn: monticello.org

Tuy Thomas Jefferson là chủ nô lệ, nhưng ông cũng là người cổ vũ việc bãi bỏ cái ông gọi là “chế độ phi nhân tính”. Ông kêu gọi các chủ nhân phải bớt dùng bạo lực đánh đập nô lệ; ông khuyến khích họ nên cho các người nô lệ ăn uống đầy đủ hơn, dạy họ một số nghề giúp họ mưu sinh như thợ mộc, thợ rèn v.v. Ngoài ra ông còn thúc đẩy việc trồng các sản phẩm không cần nhiều lao động, và ra đạo luật cấm nhập cảng nô lệ Phi Châu vào nước Mỹ. Nhưng, mặc dù là một chính trị gia cấp tiến với những tư tưởng thuộc trường phái “Khai Sáng”, Jefferson vẫn tin rằng người da đen không  thể nào “bình đẳng” được với người da trắng vì ông cho rằng não bộ của họ không phát triển bằng. Nói cách khác, bên trong con người Thomas Jefferson ẩn chứa nhiều nghịch lý mâu thuẫn. Ông tin rằng nếu xã hội Mỹ không giải quyết được vấn đề nô lệ thì rất có thể sẽ dẫn đến những hậu quả bi thảm như chia đôi đất nước hoặc chiến tranh. Và ông đã đoán đúng.

sally-hemings2
Biểu đồ gia phả dòng Jefferson-Hemings nguồn: monticello.org

Ngày nay điền trang Monticello của Jefferson ở Virginia đã trở thành một di sản quốc gia, nơi du khách có thể tản bộ trên trục đường chính mang tên ‘Mulberry Row’ để nhìn lại cách sinh hoạt của người nô lệ thời đó. Hơn thế nữa, một trung tâm nghiên cứu lịch sử đã được thành lập tại Monticello. Cách đây vài năm trung tâm đã tổ chức một cuộc triển lãm đặc biệt về gia đình Sally Hemings và những gì liên quan đến mảng tối lịch sử này, cùng với một số hiện vật của người nô lệ tìm thấy được trong trang trại. Năm nay, cuộc triển lãm được mang đi tour một vòng nước Mỹ, dẫn đầu bởi hai người hậu duệ của Sally Hemings là bà Gayle Jessup White và ông Calvin Jefferson.

Dallas là chỗ dừng đầu tiên, tại bảo tàng lịch sử African American Museum trong khuôn viên Fair Park, từ ngày 22/9 đến 31/12/2018. Bà con nào dự định đi chơi State Fair (28/9 đến 21/10), nếu có thể nên ghé thăm bảo tàng viện độc đáo này để tìm hiểu thêm về vị cha già dân tộc nước Hoa Kỳ và những đứa con nô lệ của ông.

IB – Texas

[:vi]

Audio by VAE

Thomas Jefferson, cha đẻ bản tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ với câu văn bất hủ “Tất cả mọi người sanh ra đều bình đẳng”, lúc sinh thời đã từng làm chủ hơn 600 người nô lệ. Không những vậy, ông còn có sáu đứa con với người thiếp nô lệ, một bí mật mà gia đình ông giấu kỹ đến thế kỷ 20 mới dần được sáng tỏ.

sally-hemings5
Tượng Thomas Jefferson và tấm pa-nô ghi tên 607 người nô lệ của ông tại African American Museum, Dallas. ảnh: ianbui/Trẻ

Elizabeth Hemings, một người đàn bà nô lệ, có sáu người con với ông chủ da trắng tên John Wayles, một nhà lái buôn nô lệ giàu có ở Virginia. Thuở ấy, việc chủ da trắng ngủ với nô lệ da đen là chuyện bình thường. Thời ấy những đứa con lai với nước da lợt lạt được gọi là ‘mulatto’. Theo luật pháp thì chúng cũng là nô lệ và lấy họ Mẹ. Sally Hemings, sanh năm 1773, là con gái út của Elizabeth. John Wayles còn có mấy người con với bà vợ chính thức (da trắng) tên là Martha Eppes, trong số đó có một cô con gái (cũng tên Martha) sau này làm vợ của Thomas Jefferson. Khi John Wayles mất, Martha Wayles Jefferson được thừa kế một số tài sản nô lệ của cha mình. Con số nô lệ tại điền trang Monticello của Thomas Jefferson nhờ vậy tăng lên đáng kể. Sally Hemings, có lẽ nhờ dáng vẻ trắng trẻo đẹp đẽ, được chọn để hầu hạ vợ của Jefferson (và cũng là chị cùng cha khác mẹ với mình).

sally-hemings4
Hậu duệ của Thomas Jefferson, bà Gayle Jessup White, tại Bảo Tàng Viện African American Museum ảnh: ianbui/Trẻ

Năm Sally Hemings lên 14 tuổi (1787) cô được gởi sang Paris để hầu hai cô con gái lớn của Jefferson đang đi học bên ấy. Vào thời điểm đó Jefferson đang giữ chức vụ đại diện Hoa Kỳ tại Pháp. Nước Pháp lúc đó đã bãi bỏ nô lệ nên cô thiếu nữ Sally Hemings được sống như một người tự do thật sự. Sau hai năm, Jefferson phải trở về nước. Sally Hemings, nhờ được hít thở bầu không khí tự do và tiếp cận với thế giới văn minh của Paris, không muốn quay về Mỹ để làm nô lệ lần nữa. Ðể thuyết phục Sally, Jefferson bảo đảm sẽ cho cô ta những “quyền lợi hết sức đặc biệt”, trong đó có lời hứa tất cả những đứa con của cô trong tương lai sẽ không phải làm nô lệ một khi chúng đến tuổi 21. Lúc ấy Sally Hemings mới 16 tuổi. Mãi sau này, khi nghiên cứu lại lịch sử người ta mới phát hiện ra là Sally Hemings khi về lại Mỹ đã có bầu. Nhưng đứa con đầu lòng ấy (sn 1790) mất sớm, không ai biết tên đứa bé là gì.

sally-hemings
John Wayles Jefferson, con trai của Eston Hemings, cháu nội của Thomas Jefferson và Sally Hemings nguồn: monticello.org

Giờ đây thì người ta biết rằng sau khi bà Martha Eppes qua đời năm 1782, Jefferson đã có thêm sáu đứa con với cô em vợ người ‘mulatto’ Sally Hemings. Trong số đó có bốn người đã sống khá thọ. Hai người được Jefferson thả ra từ sớm, hai người kia được chính thức trả tự do theo di chúc của Jefferson để lại khi ông mất vào năm 1826. Lạ một điều là trong di chúc Jefferson đã không trả tự do cho Sally Hemings, người thiếp chính thức của mình – gọi là chính thức vì ngoài bà Sally Hemings ra không nghe nói Jefferson có con với nô lệ nào khác. May sao, Martha Jefferson đã làm việc đó thay cha mình bằng cách cho phép Sally Hemings được tự do đi lại. Thế là bà về ở với hai đứa con trai nhỏ nhất là Madison và Eston Hemings cho tới khi mất vào năm 1835.

Nên nhớ rằng vì Sally Hemings là nửa trắng nên những đứa con của bà chỉ mang ¼ dòng máu Phi Châu; ¾ còn lại là Âu Châu. Không ai biết hình dáng của Sally Hemings ra sao, nhưng theo lời kể của hai người con lớn (trắng) của Thomas Jefferson thì Sally Hemings “da màu nhạt, tóc dài và rất đẹp”. Có lẽ vì vậy mà hai người con lớn của Sally – Beverly (nam) và Harriet (nữ), sau khi được tự do đã hội nhập vào thế giới của người da trắng và biến mất, không ai biết hậu duệ của họ ngày nay hiện đang ở đâu. Ngược lại, hai người con cuối – Madison và Eston Hemings vẫn tiếp tục sống trong cộng đồng người da đen. Họ đã có công truyền kể câu chuyện về Cha Mẹ mình cho con cháu, giữ cho nó không bị thất lạc. Có người còn đổi họ thành Jefferson, nhờ vậy nên lịch sử dòng dõi Jefferson-Hemings mới được lưu truyền để cuối cùng đem ra ánh sáng.

sally-hemings1
Beverly Frederick Jefferson (trái), cháu nội bà Sally Hemings, và ba người con trai (1900); nguồn: monticello.org

Tuy Thomas Jefferson là chủ nô lệ, nhưng ông cũng là người cổ vũ việc bãi bỏ cái ông gọi là “chế độ phi nhân tính”. Ông kêu gọi các chủ nhân phải bớt dùng bạo lực đánh đập nô lệ; ông khuyến khích họ nên cho các người nô lệ ăn uống đầy đủ hơn, dạy họ một số nghề giúp họ mưu sinh như thợ mộc, thợ rèn v.v. Ngoài ra ông còn thúc đẩy việc trồng các sản phẩm không cần nhiều lao động, và ra đạo luật cấm nhập cảng nô lệ Phi Châu vào nước Mỹ. Nhưng, mặc dù là một chính trị gia cấp tiến với những tư tưởng thuộc trường phái “Khai Sáng”, Jefferson vẫn tin rằng người da đen không  thể nào “bình đẳng” được với người da trắng vì ông cho rằng não bộ của họ không phát triển bằng. Nói cách khác, bên trong con người Thomas Jefferson ẩn chứa nhiều nghịch lý mâu thuẫn. Ông tin rằng nếu xã hội Mỹ không giải quyết được vấn đề nô lệ thì rất có thể sẽ dẫn đến những hậu quả bi thảm như chia đôi đất nước hoặc chiến tranh. Và ông đã đoán đúng.

sally-hemings2
Biểu đồ gia phả dòng Jefferson-Hemings nguồn: monticello.org

Ngày nay điền trang Monticello của Jefferson ở Virginia đã trở thành một di sản quốc gia, nơi du khách có thể tản bộ trên trục đường chính mang tên ‘Mulberry Row’ để nhìn lại cách sinh hoạt của người nô lệ thời đó. Hơn thế nữa, một trung tâm nghiên cứu lịch sử đã được thành lập tại Monticello. Cách đây vài năm trung tâm đã tổ chức một cuộc triển lãm đặc biệt về gia đình Sally Hemings và những gì liên quan đến mảng tối lịch sử này, cùng với một số hiện vật của người nô lệ tìm thấy được trong trang trại. Năm nay, cuộc triển lãm được mang đi tour một vòng nước Mỹ, dẫn đầu bởi hai người hậu duệ của Sally Hemings là bà Gayle Jessup White và ông Calvin Jefferson.

Dallas là chỗ dừng đầu tiên, tại bảo tàng lịch sử African American Museum trong khuôn viên Fair Park, từ ngày 22/9 đến 31/12/2018. Bà con nào dự định đi chơi State Fair (28/9 đến 21/10), nếu có thể nên ghé thăm bảo tàng viện độc đáo này để tìm hiểu thêm về vị cha già dân tộc nước Hoa Kỳ và những đứa con nô lệ của ông.

IB – Texas

[:]