Menu Close

Đối Thoại Với Tinh Hoa

Từ blog Bac Van Vuong

ngay từ đầu, câu chuyện nhà hát opera thủ thiêm đã không hấp dẫn tôi. với tôi, người ta/chính quyền này muốn xây nhà xí hay nhà hát thì cũng như nhau, và đó là việc của họ, tôi không quan tâm. trong bài viết “từ rác tới opera…”, tôi nhắc tới câu chuyện này bởi nó có liên quan tới vấn đề “nhu cầu”. quan chức thành phố cho rằng xây nhà hát opera vì nhân dân có nhu cầu.

chẳng có gì để nói thêm về nhà hát opera cũng như nhu cầu về nó, nhưng hôm nay phải quay lại với câu chuyện này, bởi phái sinh của câu chuyện là những vấn đề khác. những vấn đề tôi tự thấy mình có trách nhiệm góp vài lời trong tư cách một chuyên gia (ngại quá!)

trên mạng xuất hiện hai bài viết, một của quan chức tập đoàn công nghệ nổi tiếng, và một của một bác sĩ. bên cạnh hai bài viết “đình đám” của hai đại bàng là một đống ý kiến của những se sẻ thờn bơn cổ vũ tinh thần quí xờ tộc, cổ vũ cái gọi là “giới tinh hoa”.

trước hết là bài của anh quan chức tập đoàn công nghệ. trong bài viết rất lăng nhăng ấy, anh ta nêu ra hàng loạt những con số nhằm chứng minh rằng xây nhà hát opera là cần thiết. điều này tôi không quan tâm, bởi ủng hộ là quyền của anh ta, song ở phần kết luận, anh ấy làm tôi choáng váng. tôi đã phải nghiêm trang tự hỏi, rằng làm thế nào một kẻ đứng đầu một tập đoàn công nghệ lại có thể ngu đến thế. anh ấy viết rằng “nếu đa số dân vietnam đều nói không cần nhà hát giao hưởng nhạc vũ kịch thì liệu vietnam có tồn tại một tầng lớp tinh hoa, quí tộc hay không? nếu việt nam không có tầng lớp tinh hoa quí tộc thì ai sẽ dẫn dắt dân tộc…”.

giao hưởng nhạc vũ kịch hay ta quen gọi là nghệ thuật hàn lâm, là thứ nghệ thuật gắn liền với cung đình châu âu (và chỉ châu âu mà thôi), giai cấp quí tộc (cung đình) châu âu sản sinh ra nghệ thuật cung đình chứ không phải nghệ thuật cung đình sinh ra giai cấp quí tộc châu âu.

trên thế giới có rất nhiều quốc gia không có truyền thống cung đình, không có giai cấp quí tộc, không có nghệ thuật hàn lâm, nhưng dân trí của họ vẫn rất cao, tầng lớp trí thức của họ phát triển sâu và rộng, và đất nước họ vô cùng văn minh. ví dụ sinh động nhất có thê kể, là nước mỹ. nước mỹ không có truyền thống vua/nữ hoàng nên nước mỹ không có giai cấp quí tộc, trình độ nghệ thuật hàn lâm của nước mỹ thua xa châu âu, thế nhưng có ai dám coi thường nền văn minh, văn hóa, nghệ thuật của mỹ? tương tự, trước năm 75, người dân nam việt nam (việt nam cộng hòa) hoàn toàn không biết nhạc giao hưởng, múa ba-lê là gì. thủ đô sài gòn không có nhà hát opera (nhà hát lớn saigon sử dụng với mục đích khác), không có trường múa, không có nhà hát giao hưởng, trong khi đó ở miền bắc (việt nam dân chủ cộng hòa) thì có đủ, một nhà hát giao hưởng nhạc vũ kịch, một nhạc viện, một trường múa. thế nhưng ai dám nói rằng việt nam dân chủ cộng hòa văn minh hơn việt nam cộng hòa? ai dám nói rằng vnch không có giới tinh hoa, trí thức? ai dám nói rằng các loại hình nghệ thuật khác (điển hình là văn chương, triết học) của vnch không phát triển? ngày nay, trong khối asean, việt nam là nước duy nhất có tới hai cơ sở đào tạo vũ công ballet, hai cơ sở đào tạo nhạc công nhạc cổ điển, và hai nhà hát giao hưởng nhạc vũ kịch, thế nhưng ai dám nói rằng văn hóa/văn minh xã hội của việt nam đứng đầu đông nam á?

như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, nghệ thuật hàn lâm không phải thứ quyết định trình độ văn minh một xã hội. và nếu như “đa số dân việt nam đều nói không cần nhà hát giao hưởng…” thì điều đó cũng không ngăn cản việc hình thành một tầng lớp elite.

sự băn khoăn, rằng “nếu việt nam không có tầng lớp tinh hoa quí tộc thì ai sẽ dẫn dắt dân tộc” quả nhiên là một nỗi băn khoăn hóm hỉnh (hơi nghịch lí một chút, bởi sự hóm hỉnh này không xuất phát từ sự thông minh, mà xuất phát từ sự ngu đần). cả thế kỉ nay, dân tộc này được dẫn dắt bởi giai cấp vô sản, bởi liên minh công-nông, bởi lũ bần nông vô học, và dân tộc vẫn đang sống phây phây đó thôi! sao dân tộc này lại phải cần một “tầng lớp tinh hoa” nào dẫn dắt?

anh quan chức tập đoàn công nghệ còn tiếp tục trình diễn sự đần độn tới bệ rạc như thế này: “nếu cách đây trên 100 năm người pháp cũng hỏi dân chúng vietnam có xây nhà hát lớn hay không thì chắc chắn bây giờ chúng ta không có nhà hát lớn hanoi, nhà hát lớn tp hcm, nhà hát lớn hải phòng để chúng ta tự hào”.

hơn 100 năm trước, người pháp cho xây các nhà hát lớn để phục vụ nhu cầu của người pháp. họ có xây nhà hát cho đám mọi da vàng đâu mà họ phải “hỏi dân chúng việt nam”? và, không thể phủ nhận rằng các nhà hát lớn (hanoi, saigon, haiphong) đều là những công trình kiến trúc đáng giá, nhưng tại sao ta lại tự hào về chúng? chẳng những không nên tự hào mà còn không được phép tự hào. bởi vì những công trình ấy có phải do người việt làm nên đâu mà tự hào?

bài viết của anh bác sĩ thì hơi khác bài của anh ép-bi-ti. anh bác sĩ ủng hộ việc xây nhà hát bằng cách thể hiện mình là người am hiểu nhạc cổ điển. tương tự như với anh ép-bi-ti, tôi không phản đối việc anh ấy ủng hộ cái gì, bởi đó là quyền của anh, song tôi cười tóe con mẹ cả rắm khi anh ấy trình diễn sự hiểu biết về nhạc cổ điển. cái làm tôi tổn hao rất nhiều rắm là, mọi hiểu biết về nhạc cổ điển của anh ấy xuất phát từ việc anh ấy đi nghe nhạc giao hưởng… việt nam.

chẳng dấu gì quí vị, tôi đẻ rơi ở một dàn nhạc giao hưởng, mà là giao hưởng tây. nhạc cổ điển nằm trong rắm trong bù hôi trong các tế bào của tôi. với tư cách ấy, tôi cho rằng thà chui vào toilet oánh rắm tự nghe còn hơn nghe giao hưởng việt, thà vạch trym mà ngắm còn hơn xem ballet việt. tóm lại, như ở bài hôm trước đã viết, với trình độ (của người làm nghề lẫn người thưởng ngoạn) chung về nghệ thuật hàn lâm xứ ta, thì chẳng những không nên xây nhà hát opera mà còn cần đập bỏ, giải tán tất tật những trường múa, trường nhạc, nhà hát nhạc vũ kịch.

trên thế giới, đã có một vị tổng thống tuyên bố không cần nghệ thuật hàn lâm. dẹp nhạc kịch (opera) dẹp vũ kịch (ballet) dẹp giao hưởng (symphony), dẹp tất. đó là tổng thống của một trong 15 nước cộng hòa thuộc liên xô cũ. mà trình độ nghệ thuật hàn lâm của các nước thuộc liên xô cũ đều rất cao.

đú đởn không bao giờ là một đức tính tốt. việt nam mà cứ theo đòi nghệ thuật hàn lâm, đó chính là một sự đú đởn.

“này hoa ban, một nghìn năm trước mày có trắng thế không” [*], “này tộc mõm vuông, một nghìn năm nữa mày có cần tới opera hay không?”

tóm lại, dân tộc ta, từ bình dân toét mắt tới quan chức mũ cao áo dài, chưa bao giờ có nhu cầu về nghệ thuật hàn lâm (opera, ballet, symphony). điều đó không sao cả bởi vì chúng ta hoàn toàn có thể trở nên văn minh mà không cần tới một thứ “nghệ thuật bảo tàng” [**]. nhìn nhận được điều này, bà quyết tâm sẽ không mất sức nhét nhu cầu cho nhân dân, và lũ trí thức rởm đời như anh ép-bi-ti, anh bác sĩ không cần phải cong đuôi xù lông thể hiện ba cái thứ lăng nhăng vớ vẩn.

nhìn chung, cố gắng học đòi quí tộc, học đòi hàn lâm cổ điển cũng tốt thôi, nhưng hãy học hỏi từ nền tảng, từ giáo dục, thay đổi từ nền nếp văn hóa xã hội chứ không phải bằng cách xây nhà hát opera. làm vậy chẳng khác nào xây nhà từ nóc.

-bac van vuong

—-

[*] trích văn của nguyễn huy thiệp

[**] nghệ thuật cổ điển còn được gọi là nghệ thuật bảo tàng. giá trị của nó lớn, đã được xác định, nhưng ngày nay nó không có sức sống thực tế. nghệ thuật cổ điển kén khán/thính giả là hiện tượng không riêng ở đâu, mà trên toàn thế giới.

Hình: Chồng ca sĩ Mỹ Linh đã phát biểu sau khi vợ bị chỉ trích vì ủng hộ xây nhà hát giao hưởng ở Thủ Thiêm (Từ Facebook)