Menu Close

Điều khiển hậu cảnh trong nhiếp ảnh

Thường khi chúng ta chụp hình, người chụp muốn chọn một chủ thể thú vị, hấp dẫn. Nhưng vì tập trung quá nhiều vào chủ thể chính, người chụp có thể lãng quên một yếu tố khác không kém quan trọng của tấm ảnh – hậu cảnh. Hậu cảnh cần được điều khiển để bạn có một tấm hình tuyệt vời, và trong bài viết này, bạn sẽ học vài cách để làm điều này. Sau đây là một số phương pháp bạn có thể dùng:

  1. Ánh sáng rọi lên hậu cảnh

Cách dùng sáng tạo của ánh sáng là một yếu tố để có hình tốt. Ðiều này có nghĩa bạn cần làm chủ yếu tố này. Hình chụp của bạn sẽ trở nên tốt hơn khi bạn biết áp dụng điểm này. Trong đa số trường hợp, ánh sáng này là ánh sáng ban ngày, và dĩ nhiên, cũng có ánh sáng nhân tạo luôn. Những ai muốn xem mặt trời ở đâu có thể dùng trang web gọi là Suncalc (và cũng là một app cho smartphone). Dịch vụ này có thể giúp bạn biết được mặt trời sẽ mọc và lặn ở góc độ nào trên bầu trời để bạn có thể chuẩn bị cho buổi chụp của bạn. Ðồng thời, bạn cũng sẽ biết khi nào mặt trời sẽ ở vị trí tối ưu để làm sáng chủ thể của bạn một cách tối ưu. [H1]

dieu-khien-hau-canh-trong-nhiep-anh4
[H1] Để có một bố cục tối ưu cho ảnh của bạn, phần hậu cảnh cũng quan trọng như chủ thể chính. Và ánh sáng rọi lên hậu cảnh đóng một vai trò lớn trong sự thành công của tấm ảnh. Photo: Andy Nguyễn
  1. Thay đổi theo mùa

Vị trí của những vật thể trên nền trời, như mặt trời, mặt trăng, và dải ngân hà, tất cả đều thay đổi theo mùa. Ðây là một bước quan trọng khi bạn đi đến một địa điểm và muốn sắp đặt cho buổi chụp hình của bạn. Một lần nữa, Suncalc có thể giúp bạn, hoặc nếu bạn muốn chụp sao đêm trên trời, Photopils là một nguồn kiến thức rất tốt. Chụp hình phong cảnh đẹp đòi hỏi có sự dự tính kế hoạch. Những tấm hình đặc biệt bạn chỉ có thể chụp trong vài ngày mỗi năm, và bạn sẽ cần may mắn với thời tiết trong những ngày đó.

  1. Đổi góc cạnh

Trong lãnh vực nghệ thuật nhiếp ảnh, chúng ta thường nghe tỉnh từ “rối” diễn tả một hậu cảnh bận rộn, lộn xộn, bừa bãi. Một thay đổi đơn giản trong góc cạnh chụp có thể tránh đi những thành phần như dây điện hoặc những người “photobomb” trong hậu cảnh. Nên cố gắng giữ tấm ảnh của bạn càng đơn giản càng tốt, với phần hậu cảnh thường thường là yếu tố tối thiểu nhất trong khung ảnh. [H2]

dieu-khien-hau-canh-trong-nhiep-anh3
[H2] Sự lựa chọn góc cạnh và hậu cảnh giúp “đóng khung” cho người mẫu để có một tấm ảnh ấn tượng.
  1. Dùng đường dẫn mắt

Liên hệ mật thiết với sự thay đổi góc cạnh là cách dùng đường dẫn từ hậu cảnh đến chủ thể của tấm hình. Những đường đó rất hữu ích để làm mắt người xem chú ý đến chủ thể chính, do đó, biến hậu cảnh đó thành một thành phần thiết yếu của tấm ảnh. Bố cục có đường hầm thường được các người chụp hình ưa chuộng, nơi có những đường dắt từ vô tận dẫn đến chủ thể chính. [H3]

dieu-khien-hau-canh-trong-nhiep-anh2
[H3] Những đường dẫn mắt trong các đường hầm luôn được các nhiếp ảnh gia ưa chuộng.
  1. Khẩu độ điều khiển hậu cảnh

Một trong những quyền điều khiển hữu hiệu nhất bạn nắm trong tay đối với hậu cảnh là khẩu độ (aperture). Công dụng của kỹ thuật này là sự điều khiển chiều sâu trường ảnh, cho phép bạn làm mờ (xóa phông) hậu cảnh nếu bạn muốn. Bokeh là thuật ngữ để diễn tả phần mờ của một tấm ảnh, thường nằm trong phần hậu cảnh. Bạn có thể tạo nên bokeh (phát âm “bô-kê”) bằng cách mở rộng khẩu độ. [H4]

dieu-khien-hau-canh-trong-nhiep-anh1
[H4] Bokeh trong hậu cảnh có thể là một yếu tố hấp dẫn của bức ảnh.
  1. Kết cấu trong hậu cảnh

Một “chiêu” khác các nhiếp ảnh gia có thể dùng là sự kết cấu trong hậu cảnh. Tìm một hậu cảnh nào có mẫu hình hoặc sự kết cấu, như một vách tường, Những hậu cảnh thích hợp cho trường hợp này gồm có: vách tường, mặt vách cũ với chỉ một màu, hoặc những tấm màn kim loại các cửa tiệm dùng khi họ đóng cửa qua đêm. [H5]

dieu-khien-hau-canh-trong-nhiep-anh
[H5] Trong ví dụ này, bãi cỏ phía sau chủ thể được cố ý làm mờ và trở thành một kết cấu “mát mắt” cho tấm ảnh.

AN