Menu Close

5 trận không chiến nổi tiếng trong lịch sử

Không chiến là trận chiến trên không trung giữa những chiến đấu cơ, người phi công dùng mưu mẹo tiếp cận, hạ địch thủ thật nhanh trong khoảng cách cần thiết.

nhung-tran-khong-chien-noi-tieng-trong-lich-su10
Không chiến Anh Đức, thế chiến 2 Nguồn: dreamgames1.com

Không chiến xuất hiện đầu tiên trong Thế Chiến 1, một thời gian ngắn sau khi máy bay được phát minh và từ đó trở thành phương cách tác chiến quan trọng trong những cuộc giao tranh.

Thuật ngữ mới cho trận chiến không đối không là “Chiến tranh trên bầu trời”, nó đòi hỏi những chiến thuật khéo léo của một phi công đầy mưu trí, tấn công hoặc lẩn tránh một hay nhiều đối thủ cùng một lúc, điều này rất khác với Chiến Tranh Không Gian, nơi mà người ta dựng ra những kỹ thuật vi tính cao cấp, kế hoạch để thi hành nhiều nhiệm vụ quân sự khác nhau.

nhung-tran-khong-chien-noi-tieng-trong-lich-su11
Không chiến Mỹ-Đức, thế chiến 2. Nguồn: godisageek.com
  1. F-15 và Mirage F1 ở chiến tranh vùng vịnh 1991

Chiến tranh vùng Vịnh là cuộc chiến do Liên-Hiệp-Quốc tiến hành. Toàn bộ lực lượng Quân Sự của 34 nước do Mỹ và Anh cầm đầu chống lại Iraq.

nhung-tran-khong-chien-noi-tieng-trong-lich-su9
Chiến đấu cơ F15, Mỹ, chiến tranh Iraq. nguồn: airpowerworld.info

Ngày 17/1/1991 chiến cuộc mở màn với trận không kích trên quy mô rộng, được gọi là: Hành quân Bão Sa Mạc. Phi cơ tàng hình F-117 đã oanh kích rất chính xác với bom hướng dẫn bằng tia Laser vào những mục tiêu quan trọng ở Baghdad. Ngay sau đó, Mỹ lập tức gởi 48 Chiến Ðấu Cơ F18 Eagles tới khu vực. Loại F15 C, D và E đã được triển khai để làm công tác yểm trợ cho Bão Sa Mạc. Nơi đây, F15 đã chứng tỏ khả năng chiến đấu cao độ của mình với thành tích 36-0, có nghĩa là phi công F15 đã bắn hạ 36 phi cơ Mirage F1 trong số 39 chiếc Mirage F1 của Iraq

nhung-tran-khong-chien-noi-tieng-trong-lich-su8
Chiến đấu cơ Mirage F1- Iraq ( Pháp sản xuất). nguồn:militaryfactory.com
  1. A6M Zero với Spitfire/ Seafire, Đệ Nhị Thế Chiến

Seafire và Zero là hai loại chiến đấu cơ biểu tượng, được biết đến nhiều nhất trong Thế Chiến 2. Qua những trận không chiến 1 đối 1, Zero có thể đạt những thành quả vượt trội hơn những phi cơ mà Ðồng Minh sử dụng lúc khởi đầu cuộc chiến. Hai chiến đấu cơ này đã được chế tạo cho  những mục đích khác nhau. Seafire sử dụng cho Hàng Không Mẫu Hạm, Zero dùng trong việc đánh chặn trên mặt đất và ném bom tự sát.

nhung-tran-khong-chien-noi-tieng-trong-lich-su1
Chiến đấu cơ Zero- Nhật. nguồn: pinterest.com

Chiến đấu cơ Seafire đã tự chứng minh khả năng của mình qua cuộc chiến ở nước Anh, trong khi Zero đã đưa Nhật Bản lên một ưu thế mạnh về Không Quân ngay từ đầu Thế Chiến 2 cho đến khi những phi cơ tốt hơn của Ðồng Minh tham chiến.

nhung-tran-khong-chien-noi-tieng-trong-lich-su2
Chiến đấu cơ Seafire- Mỹ. nguồn: airtearimmage.com

Suốt Thế Chiến 2, phi công Mỹ đã dùng kỹ thuật “Ðánh lừa”, bay qua mặt bằng tốc độ cao cùng với khả năng đánh vòng nhanh vẫn là một chiến thuật quan trọng. Ðây cũng là lý do tại sao F4F Wildcats của Mỹ đã được thay bằng phi cơ Hellcats, nhanh hơn, vũ khí tốt hơn. Hellcats đã đạt được chiến thắng của họ với chiến đấu cơ Zero.

Lúc ban đầu Thế Chiến 2, Zero đã có những cuộc không chiến hay hơn phi công của phe Ðồng Minh; nó có khả năng cơ động cao để biến mất. Ðể chống lại điều này, những phi công Ðồng Minh đã phát huy một chiến thuật đặc biệt, bao gồm cả “Thach weave” – một kỹ thuật không chiến của Hoa Tiêu Hải Quân Joh S.Thach, sử dụng trong Thế Chiến 2: Nhiều phi cơ bay đan lưới ngang dọc cùng một lúc theo hướng định sẵn, làm địch rối loạn đường bay và tập trung tấn công vô một chiếc, ngay lúc ấy phi công sát thủ của phi đội đã được bố trí sẵn và bắt đầu tấn công. Trên thực tế thì cần phải có hai phi công tác chiến song song theo kiểu “chơi hết cỡ”. Hai phi công Ðồng Minh chiến đấu bằng cách bay lên hoặc đâm xuống cùng một lúc, họ làm phi cơ Zero lạc hướng, mất khả năng bảo vệ và chỉ một loạt đạn cũng đủ hạ đo ván nó dễ dàng.

  1. F4 Phantom 2 và MiG 17 trong chiến tranh Việt Nam. (1965-1973)

Ðây là những trận không chiến lịch sử, đã được nhiều nhân chứng nhìn thấy, giữa chiến đấu cơ Mỹ và chiến đấu cơ Bắc Việt. Hầu hết những trận này đã xảy ra ở vùng núi rừng Bắc Việt.

nhung-tran-khong-chien-noi-tieng-trong-lich-su4
Chiến đấu cơ MiG 17 Bắc Việt ( Nga sản xuất). nguồn: macmahanphoto.com

F4 Phantom II đã thu được nhiều thành tích, cho dù có nhiều bất lợi trong điều kiện kích cỡ, sức nặng và khả năng cơ động so với MiG 17. Nhưng Phantom F4 đã tiêu diệt toàn diện MiG-17, trong một loạt không chiến xảy ra năm 1972.

Dùng chiến thuật “Rượt trễ” – vì yếu cơ động, nặng nề, trở vòng chậm, nên F4 phải bay ra khỏi vòng lượn của MiG-17, sau đó sử dụng tốc độ siêu nhanh của nó để tiếp cận và hạ thủ. Chiến thuật này đã giúp phi công Mỹ có thuận lợi hơn Phi công Bắc Việt.

Phantom F4 đã được công nhận là một phi cơ chiến đấu chết người với tỉ lệ bắn hạ phi cơ Bắc Việt khá cao, nên đã trở thành một khí cụ rất thành công trong chiến tranh Việt Nam.

nhung-tran-khong-chien-noi-tieng-trong-lich-su5
Chiến đấu cơ F4 Phantom 2- Mỹ. nguồn: wallpaperup.com.
  1. F86 Sabres với Gnat (chiến tranh Ấn – Pakistan – 1971).

Trận không chiến này bắt đầu 22 tháng 11 năm 1971, chỉ vài ngày sau khi hai nước Ấn, Hồi trở thành thù địch. Cuộc chạm trán đầu tiên rất kịch tính và xảy ra rõ ràng trên bầu trời, nên rất nhiều người dưới đất chứng kiến.

nhung-tran-khong-chien-noi-tieng-trong-lich-su
Chiến đấu cơ Gnat – Ấn Độ (Anh sản xuất) nguồn: pinterest

Trận không chiến xảy ra về phía Ðông, cách Calcutta của Ấn vài phút bay. Những phi cơ Pakistan F86 đã khiêu khích bằng cách nhiều lần xâm phạm không phận Ấn Ðộ. Nhóm du kích Mukti Bahini Bangladesh sử dụng Vùng Boyra để tổ chức những cuộc đánh phá phía Ðông Pakistan. Quân Ðội Pakistan đã phản ứng bằng một cuộc tấn công toàn diện, nhưng rồi phải rút lui sau khi mất 13 xe tăng và rất nhiều lính. Vì vậy công việc tấn công Mukti Bahini được trao cho Không Quân Pakistan với phi cơ Sabre. Những chiếc phi cơ này xâm nhập vào Ấn, tấn công rồi trốn về Pakistan, cho nên Không Quân Ấn phải hạ thủ họ ngay trong không phận của mình.

nhung-tran-khong-chien-noi-tieng-trong-lich-su3
Chiến đấu cơ F86 sabre – Pakistan (Mỹ sản xuất) nguồn: warbirdregistry.org

Bốn chiếc phi cơ Gnats của Không Quân Ấn được lịnh hạ thủ những phi cơ Sabre đang tung hoành tại  không phận mình vào 2 giờ 49, chiều ngày 22 tháng 11. Gnats bắn tan 3 chiếc Sabre, 1 chiếc Sabre rớt xuống hồ Chaugacha, phía Ðông Pakistan, 2 chiếc khác đâm đầu xuống Ấn Ðộ. Trung Úy Parvez Mehdi Qureshi, Officer Khalil Ahmed nhảy dù và bị bắt tại Ấn. Không ảnh nổi tiếng đã lan đầy trên báo chí thế giới qua chuyện những chiếc phi cơ nhỏ bé Gnats đã dành được danh tiếng là sát thủ của phi cơ Sabre F86.

  1. MiG-21 Ả Rập với Mirage IIICJs của Do Thái.

Phi cơ MiG-21 với tốc độ Mach 2 đấu với Mirage III tốc độ tương đương. Trong số những chiến đấu cơ hạng Mach 2 được sản xuất vào thập niên 50 thì MiG- 21 và Mirage III được coi là khá so với những phi cơ khác. Chúng được sản xuất cùng lúc và có những tiến bộ kỹ thuật giống nhau; cả hai đều khắc phục sức đẩy của động cơ và sự hoàn chỉnh của khí động học, kể cả phần cánh thiết kế hình tam giác như nhau. Phi cơ Mirage IIICJs của Do Thái chạm trán MiG-21 của Ả Rập ít nhất là 25 lần giữa 19 tháng 7 năm 64 và 10 tháng 6 năm 67, những cuộc đụng độ đã trở thành trận không chiến thật sự. Trong 17 trận chiến được ghi nhận, tỉ lệ thua của MiG-21 đối với Mirage III là 16-1. Có khoảng 22 trong số 23 chiếc MiG-21 đã bị Mirage III bắn hạ năm 66-67, trong khi đó chỉ có 3 chiếc Mirage III bị đo ván. Những chiến đấu cơ siêu âm Mirage III đã tạo uy lực lớn cho kỹ nghệ máy bay chiến đấu nước Pháp, và dĩ nhiên MiG-21 của Liên Xô đã xin chào thua.

nhung-tran-khong-chien-noi-tieng-trong-lich-su7
Chiến đấu cơ MiG 21- Ả Rập (Nga sản xuất). nguồn: youtube.com
nhung-tran-khong-chien-noi-tieng-trong-lich-su6
Chiến đấu cơ Mirage 3- Do Thái (Pháp sản xuất). nguồn: rikoooo.com

HĐV

Boston, MA

Nguồn: www.defenceaviation.com