Nhận xét giả trên Amazon
Ngoài chuyện nhức đầu về tin giả (Fake News), Phim Giả (Fake Videos) chúng ta còn cần phải lưu ý đến Nhận Xét Giả (Fake Comments) mà nổi bật nhất là Nhận Xét Giả trên trang nhà Amazon.
Nhiều khách hàng bị lừa khi đọc các nhận xét về một sản phẩm được bày bán trên cửa hàng ảo Amazon và bỏ tiền ra mua tin tưởng rằng các nhận xét tốt đó phản ảnh đúng giá trị thật của món hàng. Ðiều này xảy ra thường xuyên trong các công ty gốc Tàu. Ít ai có đủ kiến thức để nhận ra chân/giả.
Theo trang Fakespot (https://www.fakespot.com/) chuyên theo dõi các Nhận Xét trên Amazon, Amazon năm 2017 hứa hẹn sẽ “đào tận gốc trốc tận rễ” các Nhận Xét Giả, nhưng thành quả không mấy khả quan.
Muốn chắc ăn khi mua một sản phẩm trên Amazon, nên ghé Fakespot trước. Chỉ việc bỏ đường hướng dẫn (link) của món hàng muốn mua trên Amazon vào Fakespot, Fakespot sẽ cho ra báo cáo xếp hạng A (cao nhất) đến F (xấu nhất) về sản phẩm đó lẫn nhận định về các Nhận Xét thật/giả. (Fakespot có thảo trình phụ cho các browser Chrome, Firefox, Safari)
Trang ReviewMeta (https://reviewmeta.com/) cũng chuyên theo dõi các Nhận Xét trên Amazon, nhưng độ chính xác không cao bằng Fakespot.
App DoNotPay miễn phí
Joshua Browder viết app DoNotPay khi còn là sinh viên tại Ðại Học Stanford. Mục đích đầu tiên là giúp mọi người tránh phải trả tiền phạt vì đậu xe sai chỗ, sau đó có thêm phần giúp đỡ người vô gia cư hưởng được các phúc lợi xã hội, phần làm đơn kiện công ty Equifax về tội làm lộ tin tức cá nhân của người dùng, phần đòi hỏi các hãng hàng không trả lại tiền khác biệt (sau khi mua vé máy bay mà giá vé lại hạ xuống).
Mới đây Joshua dùng trí thông minh nhân tạo của IBM Watson để thêm vào phần viết đơn kiện tối đa 25,000 đô la tại các tòa án Hoa Kỳ, phần mới này còn có thêm bài đọc làm sẵn cho người dùng để đọc khi ra tòa.
iOS: https://itunes.apple.com/app/id1427999657
Android: Còn đang trong vòng thử nghiệm kín.