Soi
Bước vào những bảo tàng nghệ thuật, không gian trưng bày hội họa thời Trung cổ, khách thưởng lãm thường bị dội bởi những bức tranh có những hình ảnh những đứa bé xấu xí mà ngay cả trong giới hội họa, các giáo sư đại học… cũng nhận thấy là những đứa nhỏ trong hội họa Trung cổ trông rất tệ. Và có hẳn một thành kiến tương đối về hội họa thời Trung cổ châu Âu.
Ngay cả xấu xí cũng không đủ đặc tả những đứa bé trong hội họa thời kỳ này. Những đứa bé này trông giống như người đàn ông với đầu sói, cholesterol cao, ánh nhìn khá trịch thượng khuôn phép và có điều gì đó không phải trong hành vi. Những đứa trẻ nhỏ trong bức họa “Madonna of Veveri” của họa sĩ bậc thầy Vyssi Brod Alta trông như thể là sẽ bị kiện về quấy rối tính dục, hay đứa nhỏ trong bức “Madonna with Child” thì như bước ra từ trong một bộ phim kinh dị của David Lynch.
Thực ra điều này có lý do của nó. Thời Trung cổ nghệ thuật là công cụ của Thượng đế, của nhà thờ. Mục đích chính của nghệ thuật là giáo dục tâm linh, nhắc nhở họ về những câu chuyện và ý nghĩa thánh thể. Hội họa có nghĩa là không phải giống đời sống thường nhật, mà tạo cảm xúc để bước vào thế giới huyền linh của Thiên Chúa. Hầu hết những đứa bé trong hội họa Trung cổ thuộc về nhà thờ và minh họa Chúa Jesus. Theo quan niệm thời này thì, Jesus là homunculus, tức là người đàn ông trưởng thành nhỏ bé. Jesus sinh ra đã hoàn thiện, không thay đổi và là nền tảng triết học của hội họa Trung cổ. Cái hình ảnh Jesus nhỏ bé bị sói đầu này trở thành đặc tính của trẻ em thời Trung cổ.
Các họa sĩ thời đó không có hứng thú với chủ nghĩa hiện thực. Sự minh họa phi thực về Chúa Jesus là điều khiến các họa sĩ thời đại này khó khăn vì các tác phẩm đã bước ra khỏi không gian nguyên bản thời Trung cổ. Sau này đến thời kỳ Phục Hưng, giai cấp trung lưu ở Florence bắt đầu xuất hiện. Họ có đủ tiền chi trả cho họa sĩ để vẽ con cái mình. Họ lại muốn con cái mình trông thật đẹp đẽ. Cùng với đó là chủ nghĩa lý tưởng hình thể của La Mã và Hy Lạp, cộng với góc nhìn phối cảnh và sự phát triển của giải phẫu học. Mọi người bắt đầu muốn các họa sĩ vẽ thật hơn, phong cảnh thiên nhiên hơn, và từ bỏ lối trừu tượng thời Trung cổ. Cùng với thời điểm đó là sự thay đổi trong cách nhìn trẻ em, như là tabula rasa, một tờ giấy trắng. Trẻ em sinh ra không tội lỗi, thì phải có cái dung mạo hồn nhiên trong sáng.
Với tất cả những điều này, trẻ con được bắt vẽ với cặp má phụng phịu. Nhà thờ cũng không muốn lạc điệu với công chúng, kể từ thời Phục Hưng, Chúa hài đồng Jesus cũng bắt đầu được vẽ như những thiên thần trong sáng, chứ không theo cách homunculus, những người đàn ông bé con bị sói đầu nữa.
S