– Bạn có thể tìm kiếm và gia nhập vào các hệ thống (networks). Các hệ thống được tổ chức thành 4 loại: vùng (regions – tức là những hệ thống liên kết các thành thị hoặc các quốc gia nào đó), trường đại học, trường trung học, và nơi làm việc (workplaces). Khi đã gia nhập một hệ thống, bạn có thể coi trong danh sách các thành viên để tìm ra những người mình quen biết. Bạn cũng có thể phân loại người theo tuổi tác, giới tính, liên hệ, quan điểm chính trị và các tiêu chuẩn khác.
– Bạn có thể để cho Facebook lấy ra các đầu mối tiếp xúc (contacts) từ một trương mục email có gốc trên mạng. Muốn làm điều này, bạn phải cho Facebook biết địa chỉ email và mật khẩu của mình. Facebook sẽ dùng một chương trình để tìm trong các contacts điện thư của bạn và so sánh danh sách này với kho dữ liệu (database) thành viên của Facebook. Khi Facebook khám phá thấy có sự tương hợp, nó cho bạn quyền được thêm người đó thành một người bạn của bạn.
– Bạn có thể dùng bộ máy tìm kiếm (search engine) của Facebook để tìm một người nào đó. Gõ tên người này vào mục tìm kiếm và Facebook sẽ hiển thị những hồ sơ nào tương hợp với tên đó.
Hồ sơ cá nhân Facebook của bạn là trang mạng những thành viên khác sẽ thấy nếu họ tìm ra bạn. Nó cho người ta một ý niệm để biết bạn là ai cũng như những điều bạn ưa thích, quan tâm.
Facebook giả định rằng đa số những người bạn muốn nối kết là những người cùng làm chung một hãng xưởng, đi học cùng trường hoặc sinh sống trong cùng một thành phố với bạn.
Để dễ tìm ra bạn cũ cũng như mới, Facebook thâu thập các thông tin về bạn và mọi người khác để tạo ra một mạng lưới dày đặc các contacts. Điều lợi là bạn có thể tìm được các bạn học hoặc các đồng nghiệp cũ nếu họ có trương mục trên Facebook. Điều bất lợi là bất cứ ai trên hệ thống cũng có thể tìm ra bạn. Bạn có thể chọn không trả lời các câu hỏi, hoặc định các giới hạn nhằm bảo vệ chuyện riêng tư để những người khác không tìm ra mình, nhưng làm như thế là không đúng với mục tiêu của một trang mạng xã hội.
Một profile thường có những chi tiết như sau:
– Một khoảng trống để bạn bỏ hình lên
– Một nơi gọi là friends section để trưng bày các hình ảnh những thành viên Facebook mà bạn đã làm quen được.
– Một nơi đăng các thông tin cá nhân mà bạn quyết định chia sẻ với các thành viên khác. Đó có thể là ngày sinh, quá trình làm việc, học vấn và các sở thích cá nhân.
– Một khu gọi là Mini-fed section để thông báo cho khách thăm về những gì bạn đã thực hiện. Nếu bạn thay đổi hình ảnh hoặc nhận thêm bạn mới, phần này sẽ đưa ra một tin nhắn (message) về việc đó.
– Một phần ghi các ý kiến (comments) gọi là wall, để các thành viên khác có thể để các tin nhắn cho bạn.
Nếu bạn thăm viếng hồ sơ của một thành viên khác, bạn sẽ thấy có những phần, những khu vực giống như thế, nhưng dưới bức hình của người đó bạn có thêm những lựa chọn sau đây:
– Phần gửi cho người đó một tin nhắn. Chức năng này giống như e-mail.
– Một lựa chọn để nhận người đó làm bạn, nếu họ chưa là bạn của bạn.

Khi đăng nhập vào trương mục, bạn sẽ tới trang Facebook cá nhân của mình. Trang này gồm có các news feed thông tin cho bạn biết các bạn bè của mình và hệ thống tiến triển ra sao.
Cũng có một phần gọi là status update section, trong đó có thông báo về các tin nhắn bạn nhận được, những lời mời tham gia các events, thông báo về những áp dụng (application) mà bạn bè muốn bạn thử dùng, và một chỗ để bạn ghi cảm tưởng. Ngoài ra cũng còn một đường link để bạn mời các bạn khác tham gia Facebook.
Các doanh gia, nghệ sĩ, ban nhạc và các nhân vật cộng đồng có thể làm các hồ sơ Facebook đặc biệt. Thay vì trở thành bạn với chủ nhân của những trương mục này, thì bạn có thể trở thành người hâm mộ (fan).