Menu Close

Túp lều của chú Tom – Harriet Beecher Stowe

“Túp Lều Của Chú Tom – The Annotated Uncle Tom’s Cabin,” còn được gọi là “Cuộc Sống Giữa Lầm Than – Life Among The Lowly,” là tiểu thuyết chống chế độ nô lệ tại Hoa Kỳ, của nhà văn Harriet Beecher Stowe người Mỹ, xuất bản năm 1852. Tác phẩm có ảnh hưởng mạnh mẽ đến quan điểm của người Mỹ gốc Phi Châu về tình trạng nô lệ tại Hoa Kỳ, làm tăng thêm sự xung đột giữa các tầng lớp giai cấp trong xã hội, và là nguyên nhân dẫn đến Cuộc Nội Chiến Hoa Kỳ [1861-1865].

Năm 1852, khi mới phát hành, “Túp Lều Của Chú Tom” bán được 10,000 quyển. Năm sau, 300,000 quyển tiếp theo cũng bán hết. Tác phẩm được dịch ra hàng chục thứ tiếng. Nhà văn  Leon Tolstoy  xem “The Annotated Uncle Tom’s Cabin” là tác phẩm khuôn mẫu cao nhất của nghệ thuật, vì được viết ra từ tình yêu Thiên Chúa và con người. [“Uncle Tom’s Cabin a model of the “highest type” of art because it flowed from love of God and man. Leon Tolstoy”]. Tháng 11 năm 1862 khi gặp nhà văn Harriet Beecher Stowe, Tổng Thống Abraham Lincoln nhận xét: “Hóa ra đây là người phụ nữ nhỏ bé, nhưng đã viết quyển sách khởi phát một cuộc chiến tranh lớn.” [“So you are the little woman who wrote the book that started this great war.” *. Abraham Lincoln ]

tup-leu-cua-chu-tom

Nhân vật Chú Tom trong tác phẩm của Harriet Beecher Stowe, từng nhẫn nhục chứng kiến những đứa trẻ phải rời vòng tay mẹ trở thành nô lệ. Chú phục tùng một cách không do dự, khi bị bán cho ông chủ khác. Chú cũng từng nhìn thấy những người nô lệ như bác, bị đánh đập đến bất tỉnh và buộc phải quy phục. Nhưng bác rộng lòng tha thứ cho những tội ác do chế độ nô lệ gây ra, không mảy may nghĩ đến việc trả thù, cũng không bao giờ nhúng tay vào bất cứ một vụ trả thù nào với các ông chủ, cho dẫu đó là kẻ tàn bạo nhất. Nhưng liệu tâm hồn cao thượng, sự bao dung và điềm đạm của Chú Tom, có đủ sức chịu đựng sự công kích của người đọc, kéo dài suốt nửa thế kỷ hay không?

Giáo Sư Henry Louis Gates Jr, trong lời giới thiệu tác phẩm “The Annotated Uncle Tom’s Cabin,” đã viết: Suốt thập niên 1960, người ta không coi chú Tom là anh hùng mà là một mẫu nhân vật tiêu cực, một kẻ da đen sẵn sàng cung phụng những người da trắng. Bởi vì chú Tom không biết chống đối. Sự tha thứ của bác mang ý nghĩa phục tùng, nhiều hơn là lòng quảng đại. Năm 1966, khi phê bình Roy Wilkins –  Chủ Tịch Hiệp Hội Các Quốc Gia Vì Sự Tiến Bộ Của Người Da Màu [National Association for the Advancement of Colored People – NAACP], Stokely Carmichael đã gọi Wilkins là “chú Tom.” [Stokely Carmichael publiccally called Wilkins a “mother fuckin’Uncle Tom.” *. No Man Was Safe, page 201]

Trong quan điểm tranh luận về sức mạnh của người da đen, Uỷ Ban Chống Bạo Lực Sinh Viên từng so sánh chú Tom với tên chủ nô lệ xấu xa: “Ai mới là nhân vật phản diện thực sự – chú Tom hay Simon Legree?” Henry Louis Gates cho biết, nhân vật nô lệ “Uncle Tom” là nhân vật bị chỉ trích, bị đả phá, bị phê bình gắt gao nhiều nhất, trong lịch sử Văn Học Hoa Kỳ. Dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa cấp tiến và sự phê bình của các học giả, “The Annotated Uncle Tom’s Cabin” bị loại ra khỏi danh sách các tác phẩm giảng dạy trong trường học.Theo ông Gates, quan niệm thẩm mỹ và lối phê phán này bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi quyển “ Everybody’s Protest Novel,” xuất bản năm 1949 của James Baldwin. Nhà văn này nói rằng: “Túp lều Của Chú Tom” là tác phẩm “vô cùng tệ hại,” bị phá hỏng bởi thói tự cao tự đại, luôn cho mình là đúng, bằng thái độ đạo đức một cách uỷ mị. James Baldwin cho rằng: Chỉ nên coi nhà văn Stowe là tác giả của quyền sách nhỏ, không phải là tiểu thuyết gia. Nhận xét “giáng cấp” này, đánh dấu một thời kỳ “Túp Lều Của Chú Tom” và tác giả vô cùng khốn khổ.

Nhưng giờ đây với nhận xét sắc sảo của Henry Louis Gates, “The Annotated Uncle Tom’s Cabin” đã được trả lại đúng giá trị bất biến. “Túp Lều Của Chú Tom” không chỉ là quan điểm xuất phát từ cái nhìn mang tính đạo đức, mà còn thể hiện tình trạng căng thẳng, những mâu thuẫn ngấm ngầm trong hệ thống nô lệ đã làm rối loạn đất nước Hoa Kỳ.

HNP