Menu Close

Việt Nam bác bỏ việc xâm phạm vùng biên giới chung với Campuchia

Cuộc họp kín kéo dài trong 6 tiếng đồng hồ. Ảnh: Reuters
Cuộc họp kín kéo dài trong 6 tiếng đồng hồ. Ảnh: Reuters

(Theo Rfa) – Việt Nam đã lên tiếng bác bỏ việc Campuchia cáo buộc họ xâm phạm vùng biên giới chung. Tin này không phải do chính lãnh đạo Việt Nam mà là do quan chức Ngoại giao của Campuchia nói với báo chí.

Trước đó, phía Campuchia cho biết Việt Nam đã tiến hành xây dựng một số công trình tại vùng chưa phân định biên giới, hay còn gọi là vùng trắng. Phía Bộ Ngoại giao Campuchia đã lên tiếng yêu cầu Việt Nam phải dừng ngay những hoạt động này.

Tin tức này được đưa ra sau khi có cuộc họp kín kéo dài trong 6 tiếng đồng hồ. Sau đó, cả hai bên đã ký vào bản ghi nhớ biên giới.

Ông Long Visalo, Quốc vụ Khanh Bộ Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế Campuchia cho biết, các viên chức Việt Nam trong Ủy ban biên giới chung cho rằng Hà Nội không làm điều gì sai.

Còn về phía Campuchia, ông Visalo cho biết nếu đúng Việt Nam có xây dựng những công trình trên phần đất tranh chấp thì sẽ yêu cầu Việt Nam phá dở.

Vào năm 2015 đã có xô xát dẫn đến đổ máu xảy ra giữa người dân Việt Nam và Campuchia tại vùng biên giới. Ảnh: Reuters
Vào năm 2015 đã có xô xát dẫn đến đổ máu xảy ra giữa người dân Việt Nam và Campuchia tại vùng biên giới. Ảnh: Reuters

Khu vực biên giới được nói đến là vùng Ratanakiri, Mondolkiri và Svay Rieng của Campuchia. Có những nguồn tin cho rằng, tại những vùng nói trên Việt Nam đã cho đào những cái hồ chứa nước, tiền đồn.

Vấn đề biên giới luôn được các đảng phái bên Campuchia sử dụng nhằm hạ bệ uy tín của ông Hun Sen và đảng CPP (Cambodian People Party).

Bộ trưởng Var Kimhong nói với người dân Campuchia rằng, khoan vội nhanh chóng kết luận Việt Nam “xâm chiếm” khi việc phân định chưa hoàn tất.

Đảng Cứu Quốc (CNRP) do ông Sam Rainsy lãnh đạo trong thời gian quan liên tục dùng vấn đề biên giới, bài Việt để kiếm lấy lá phiếu từ người dân. Có ít nhất hai nghị sỹ của đảng này đã phải ngồi tù vì kích động người dân chống đối chính phủ. Bản thân ông Sam Rainsy cũng phải đào tẩu qua Pháp để không phải ngồi tù từ những cáo buộc của chính phủ Hun Sen.