Chắc bạn cũng từng để ý thấy hãng Apple liên tiếp tung ra hàng loạt những trang quảng cáo đầy ảnh chụp bằng iPhones, cả với iPhone 7 sắp ra mắt vào tuần tới.
Ðiều mà bạn có thể không để ý là rằng tất cả những ảnh đó đều chỉ là “snapshots” thôi, có nghĩa là “thấy gì chụp đó”. Chủ thể trong những hình đó một là phong cảnh hoặc người ở gần cách 5 ft. Ngoài ra không có ảnh nào chụp được những động tác nhanh, không ảnh nào chụp trong trường hợp thiếu ánh sáng. Ý nói là, bạn sẽ không thấy hình kiểu này trên những bảng quảng cáo “Taken by iPhone 6S”.
Cũng không gì ngạc nhiên: máy ảnh điện thoại không zoom được. Không điều khiển manual được. Không thay ống kính được. Sensor của chúng không đủ lớn để bắt những động tác nhanh trong lúc trời tối.
Trong vài năm qua, một công ty từng bị thoi thóp trong thị trường máy ảnh đã được hồi sinh mạnh mẽ, “lấn đất” của Nikon và Canon trong một vài hạng máy ảnh: đó là Sony! Công thức “gia truyền” là: nhét những sensors lớn vô máy ảnh nhỏ xíu. Ðiển hình là một máy dẫn đầu của hàng hạng trung của Sony: A6300.

Máy này được bán ở ngoài với giá $1,150 có luôn ống kính. Khoan đã! Chắc bạn thắc mắc: với giá tiền này, tui mua một máy ảnh “professional” lớn hơn không phải tốt hơn sao?
Nhưng đó là một ảo tưởng về kích thước máy ảnh. Ðối với nhiều người, một máy ảnh nhỏ thì có giá trị hơn một máy lớn, miễn sao nó có thể chụp hình và quay video đẹp như nhau.
Máy ảnh A6300 có chứa một APS-C sensor (lớn hơn những máy bỏ túi, và chắc chắn lớn hơn những máy ảnh điện thoại nhiều!)
Sensor càng lớn thì càng tốt, hình càng rõ hơn, màu càng đẹp hơn, xóa phông càng “bạo” hơn, ít bị hột hơn, v.v…
Nếu bạn có thể nắm được khái niệm về một máy ảnh cỡ nhỏ (có thể bỏ trong túi áo coat) mà tốn chỉ hơn một ngàn đô, bạn sẽ có nhiều lý do để nôn nóng. Sau đây là một vài đặc điểm:
Hệ thống lấy nét nhanh nhất thế giới
A6300 là kẻ thừa kế của máy Sony A6000, mà theo Sony nói thì đó là máy ảnh mirrorless bán chạy nhất trong lịch sử. (Một máy mirrorless cũng giống như một máy DSLR, nhưng nhỏ hơn, vì nó loại bỏ đi toàn bộ phận lăng kính.)
Mặc dù hai máy A6300 và A6000 nhìn gần như anh em sinh đôi, A6300 có nhiều sự cải tiến dưới lớp da. Trong số những cải tiến đó: Thân máy được chế tạo bằng hợp kim magnesium thay vì bằng plastic, và có khả năng chống bụi và nước mưa. Nó còn có lỗ để cắm microphone, một đặc điểm thật hữu dụng nếu bạn muốn quay video tốt. Máy ảnh này có thể quay video với chất lượng 4K, và cũng có thể quay “chiếu-chậm” ¼ tốc độ thường – rất hiếm có ở hàng giá này).
Nhưng điều đáng gây chú ý nhất là hệ thống lấy nét (AF) cực kỳ nhanh của A6300. Sony xác nhận rằng đây là máy ảnh lấy nét nhanh nhất trên thế giới, có khả năng khóa nét trong 1/20 giây.
Hơn nữa, trên sensor 24 MP của máy ảnh còn có 425 điểm lấy nét. Thêm vào tốc độ “bắn” 11 frames trong một giây cũng đủ biến A6300 thành một máy “chiến” cho thể loại chụp action, chẳng hạn như thể thao.

Vạch lá tìm sâu
Bạn sẽ khó tìm một người nào tuyên bố rằng có một máy cạnh tranh chụp đẹp hơn A6300. So với giá tiền và kích thước nhỏ của nó, tất cả những gì khác trên thị trường đều thua sút.
Tuy nhiên, chúng ta cần cân nhắc một vài điểm khác. Những người đã “ôm máy” A6300 một thời gian có những than phiền sau đây:
– Pin mau hết quá.
– Khi quay video thì máy bị nóng.
– Vị trí của các nút bấm.
– và vài vấn đề phụ khác
Cái nào quan trọng hơn đối với bạn?
Không có máy ảnh nào là máy perfect hết (“Nobody is perfect!”)
Nếu bạn muốn pin xài lâu hơn và các nút bấm vừa tay hơn? Thì bạn cứ mua những máy DSLR lớn hơn, nặng hơn. Còn bạn muốn giá rẻ hơn? Thì bạn phải đành mua máy bỏ túi (P&S) với sensor nhỏ hơn, hình sẽ không đẹp bằng.
Theo tôi nghĩ thì máy Sony A6300 sẽ không thích hợp với người mới bắt đầu chơi ảnh, nhưng là một trong những lựa chọn xứng đáng cho những tay đã khá thành thạo.
AN