Menu Close

Khi luật pháp nằm trong tay kẻ lưu manh

Ở nước ta, nghi phạm bị đánh chết trong lúc tạm giam, tra tấn để ép cung nhận tội đã xảy ra quá nhiều. Những kẻ làm việc đó không bị pháp luật trừng trị, hay có chăng thì rất nhẹ, thường là khiển trách, án treo.

Thử tham khảo hai trường hợp ở Đức, một nước dân chủ, tam quyền phân lập.

1.Người đàn ông tên Oury Jalloh sinh năm1968 ở nước Sierra Leone (một nước nhỏ ở Tây Phi ) đến xin tỵ nạn ở Đức. Đơn xin tỵ nạn của anh ta bị từ chối, không có quyền lưu trú, chỉ cầm giấy tạm dung, chờ trục xuất. Cảnh sát địa phương quá rõ anh này với nhiều lần say rượu, buôn ma tuý và quấy rối tình dục phụ nữ. Đêm 07-01-2005 Sierra Leone bị bắt vì tội gây thương tích cho người khác. Cảnh sát tạm giam anh ta ở tầng dưới của đồn. Còng tay và chân do anh ta say rượu, chống cự lại. Mặc dù vậy không hiểu bằng cách nào anh ta đã moi được chiếc bật lửa trong túi và châm lửa đốt cái đệm. Camera canh gác ghi được cảnh anh ta xoay trở mình và lửa từ bên hông túi bùng lên. Khi báo cháy tự động kêu và hai cảnh sát trực chạy xuống thì anh ta đã chết ngạt. Vụ án được xử ở nhiều cấp khác nhau, có sự tham dự của mẹ nạn nhân từ Châu Phi sang . Cuối cùng ,ngày 13-12- 2012, toà án Magdenbug đã qui tội ngộ sát với nhóm cảnh sát huyện Dessau. Họ bị phạt giam 120 ngày hoặc phải nộp phạt 10.800 € (hơn 300 triệu tiền ông Cụ lúc đó). Tuy vậy trong phòng xử án nhiều người tham dự tỏ ra bất bình với bản án . Họ hét to “ Kẻ giết người, giết người!”

Nguồn focus.de
Nguồn focus.de
  1. Ngày 27-9-2002, gã sinh viên trường luật Magnus đã bắt cóc cậu bé 11 tuổi Jakob von Metzler (con trai của xếp một nhà băng) , trên đường cậu bé đi học về. Rồi hắn bóp cổ cậu bé chết ngạt, đem giấu xác. Hắn nhắn tin cho gia đình đòi 1 triệu € tiền chuộc. Ngày 29-9, yêu cầu của hắn được đáp ứng. Cảnh sát theo dõi hắn từ lúc lấy tiền nhưng chưa bắt ngay với hy vọng tìm được chỗ hắn giam cậu bé. Ngày 30 hắn bị bắt khi di chuyển sang thành phố khác. Hắn khai loanh quanh, không chịu nói chỗ giam cậu bé. Quá lo cho tính mạng của nạn nhân, xếp cảnh sát trưởng Daschner dọa làm đau đớn Magnus, nếu hắn không khai. Cuối cùng cảnh sát chỉ tìm thấy xác cậu bé dưới một hồ nước nhỏ. Năm 2003 hắn bị kết án tù chung thân. Thế nhưng Viện kiểm sát cũng mở cuộc điều tra Daschner tội ép cung. Ông buộc phải rời nhiệm sở khi chưa có án quyết của toà. Xếp của phòng cảnh sát hình sự Ortwin cũng bị truy tố như Daschner. Ngày 20-12-2004, toà phạt hai người 10,800 € và án treo một năm. Bản án đã gây tranh cãi kịch liệt trong dư luận Đức. Câu hỏi đặt ra là trong trường hợp nguy cấp, chẳng hạn để cứu người, có được sử dụng dọa dẫm bạo lực để điều tra hay không. Tuy nhiên luật là luật, không được phép.
Prozesse-Magnus-Gaefgen-hatte-2002
Nguồn focus.de

Còn ở nuớc ta , khi công an tuyên bố “Tao là luật đây”, “ Luật là cái con cặc.”… thì những vụ đánh chết nghi phạm là điều dễ xảy ra. Nhiều vụ luật sư cấu kết với chánh án và công tố viên để chạy án, ăn tiền của thân chủ. Những vụ xử án theo chỉ thị, theo áp lực của cấp trên… Vậy thì Công lý chỉ là anh hề, Chân lý là cái Lý có chân…. chạy án. Bởi vì luật pháp nằm trong tay những kẻ lưu manh.

VAN MAN

Tham khảo:

https://de.wikipedia.org/wiki/Daschner-Prozess

http://www.focus.de/…/asylbewerber-verbrannte-in-polizeizel…

 Nguồn Facebook Van Man