Menu Close

Truyền thông quốc tế bình luận về bến cảng Cam Ranh

 

Vịnh Cam Ranh năm 1969. Ảnh: JeriSisco's flickr photostream
Vịnh Cam Ranh năm 1969. Ảnh: JeriSisco’s flickr photostream

Ngày 15/10/2016 nhật báo The Guardian tại Anh Quốc có đăng bài  liên quan đến các tuyên bố của nhà lãnh đạo Nga, về việc Hải Quân của họ “trở lại Cam Ranh,” trong bối cảnh một cuộc đối đầu toàn cầu mới đang hình thành giữa chính phủ Moscow và chính phủ Washington. Đài BBC Tiếng Việt điểm lại những nhận định có liên quan đến vấn đề này.

Hai chiến hạm Nhật lần đầu cập bến cảng quốc tế Cam Ranh Tháng Tư / 2016. Ảnh: Getty Images
Hai chiến hạm Nhật lần đầu cập bến cảng quốc tế Cam Ranh Tháng Tư / 2016. Ảnh: Getty Images

Ký giả Simon Tisdall trên nhật báo The Guardina ghi nhận: “… Putin bỏ thỏa thuận Mỹ – Nga về việc tái tinh luyện plutonium dư, nhằm ngăn ngừa sử dụng vào vũ khí nguyên tử, cùng hai thỏa thuận hợp tác nguyên tử khác. Việc triển khai hỏa tiễn tầm ngắn nhưng có khả năng mang đầu đạn nguyên tử Iskander-M ở Kaliningrad, vùng đất của Nga nằm giữa Ba Lan và Lithuania, hai nước thuộc Nato, đã được phê duyệt. Không phải ngẫu nhiên, Nga mở thêm một cuộc diễn tập phòng vệ dân sự lớn, như thể để chuẩn bị cho chiến tranh nguyên tử.”

Ký Giả Simon Tisdall/ The Guardian. Ảnh: Internet
Ký Giả Simon Tisdall / The Guardian. Ảnh: Internet

Nhật báo Sputniknews.com của Nga đưa tin: “Đại sứ Việt Nam tại Nga là ông Nguyễn Thanh Sơn, cho biết: Việt Nam không phản đối để Hải Quân Nga quay lại căn cứ ở Cam Ranh, với điều kiện sự hiện diện đó không nhằm chống lại một nước thứ ba.”

Ký Giả Prashanth Parameswaran. Ảnh: Internet
Ký Giả Prashanth Parameswaran/ The Diplomat. Ảnh: Internet

Ngày 15/10 ký giả Prashanth Parameswaran viết trên The Diplomat: “…Các quan chức Nga từng bình luận tương tự khi nói về sự hiện diện của các nước khác. Nhưng  không rõ liệu họ có nghĩ đúng như thế trong quan hệ với Việt Nam không. Khả năng cao nhất là họ nói về việc vào quân cảng Cam Ranh, mà nay đã bị hạn chế nhiều (now-restricted naval base at Cam Ranh Bay).”

Dư luận truyền thông đồn đại về việc có căn cứ thường trực của Nga, và thậm chí của Hoa Kỳ, tại Cam Ranh.

Đại Sứ Hoa Kỳ Ted Osius tại Việt Nam . Ảnh: Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ
Đại Sứ Hoa Kỳ Ted Osius tại Việt Nam . Ảnh: Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ

Nhưng tháng 6/2016, khi đọc diễn văn tại Washington DC, Đại Sứ Hoa Kỳ Ted Osius xác nhận: “Hoa Kỳ không tìm kiếm mục tiêu đặt căn cứ hải quân ở Cam Ranh.”

Chiến hạm tuần tra Hoa Kỳ tại Biển Đông. Ảnh: The National Interest
Chiến hạm tuần tra Hoa Kỳ tại Biển Đông. Ảnh: The National Interest