
Những ngày vừa qua dân chúng tại Bạc Liêu, Miền Tây Việt Nam, thích thú vì được nhìn thấy đàn bướm lạ đẹp như tranh vẽ vì có nhiều hoa văn độc đáo, cánh xòe dài khoảng từ 35 đến 40 cm.

Trao đổi với VnExpress, Tiến Sĩ Lê Phát Quới thuộc Viện Tài Nguyên-Môi Trường của Đại Học Quốc Gia Sài Gòn, cho biết, đây là loài bướm Khế, tên khoa học là Attacus atlas, thuộc họ Saturniidae. Chúng là loài bướm đêm, có thân lớn, màu sắc và hoa văn rực rỡ, sống trong rừng nhiệt đới và á nhiệt đới của vùng Đông Nam Á, thường xuất hiện trên quần đảo Malaysia và Ấn Độ.

Cũng theo lời Tiến Sĩ Lê Phát Qưới, tại Việt Nam loài bướm này có thể xuất hiện ở vùng rừng ngập mặn, vườn cây ăn trái của miền đồng bằng. Chúng sinh sản từ tháng 5 đến tháng 6, mật độ cao nhất vào tháng 10..Các ấu trùng của bướm ăn lá, có thể khiến cây trơ trụi.

Đây là loài bướm thuộc dạng hiếm,và được đưa vào sách Đỏ bảo vệ. Loại bướm Khế đi chuyển từ nơi khác đến Bạc Liệu, có thể vì thời tiết thay đổi, và cũng vì chúng cảm nhận Miền Tây có thể là môi trường tốt để cư trú.
