Menu Close

Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền Quốc Tế chỉ trích tình trạng nhân quyền tại Việt Nam

 

Bản phúc trình của Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền Thế Giới Năm 2017. Ảnh: Human Righs Watch
Bản phúc trình của Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền Thế Giới Năm 2017. Ảnh: Human Righs Watch

Ngày 13/1/2017  Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền Quốc Tế (Human Rights Watch) công bố bản phúc trình thường niên về tình trạng nhân quyền trên thế giới, trong đó đánh dấu sự suy giảm nhân quyền nghiêm trọng tại khu vực Đông Nam Á, đặc biệt đáng lo ngại  tại Thái Lan, Việt Nam, Philippines và Cambodia,

Biểu tình phản đối chính sách nhập cư phân biệt chủng tộc, vi phạm nhân quyền tại Melbourne, Nước Úc. Ảnh: WordPress.com
Biểu tình phản đối chính sách nhập cư phân biệt chủng tộc, vi phạm nhân quyền tại Melbourne, Nước Úc. Ảnh: WordPress.com

Bản phúc trình dài 687 trang đồng thời cũng là bản phúc trình lần thứ 27 của Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền Quốc, đã xem xét đánh giá việc thực hành nhân quyền của hơn 90 quốc gia trên thế giới.

Gia đình ông Trịnh Xuân Tùng gồm có bà Nguyễn Thị Cúc (mẹ); bà Nguyễn Thị Miên (vợ) và hai người con gái là cô Trịnh Kim Tiến (người thứ hai cầm hình tính từ bên trái), biểu tình bên ngoài tòa án ngày 12/7/2012, trong phiên tòa xử Đại Tá Nguyễn Văn Ninh, người được cho là đã gây ra cái chết của ông Nguyễn Văn Ninh. Ảnh: © 2012 Dan Lam Bao & contributors.
Gia đình nạn nhân Trịnh Xuân Tùng biểu tình trước tòa án ngày 12/7/2012, trong phiên tòa xử Đại Tá Nguyễn Văn Ninh, người được cho là đã gây ra cái chết của ông Nguyễn Văn Ninh. Bà Nguyễn Thị Miên, vợ nạn nhân (người đầu tiêncầm hình tính từ bên trái). Cô Trịnh Kim Tiến, con gái của ông Trịnh Xuân Tùng, (người thứ hai cầm hình tính từ bên trái); cô Trịnh Cẩm Tú, (người đứng quay lưng, con gái của ông Trịnh Xuân Tùng); bà Nguyễn Thị Cúc, mẹ của nạn nhân. Ảnh: © 2012 Dan Lam Bao & contributors.

Trong phần giới thiệu  bản phúc trình này, Giám Đốc Điều Hành Kenneth Roth viết rằng: “Một thế hệ mới của những người theo chủ nghĩa dân túy tìm cách lật đổ các khái niệm về bảo vệ quyền con người, đe dọa nghiêm trọng đến nhân quyền. Ông Trump và nhiều chính trị gia khác ở Châu Âu tìm kiếm quyền lực bằng lời kêu gọi phân biệt chủng tộc, bài xích ngoại quốc, căm ghét phụ nữ và chống người nhập cư. Họ quan niệm rằng công chúng phải chấp nhận sự vi phạm nhân quyền, bởi vì điều này được cho là cần thiết để bảo đảm công việc làm ăn, tránh thay đổi văn hóa, và ngăn chặn các cuôc tấn công khủng bố. Trên thực tế đây chính là thái đội coi thường nhân quyền, mở đường cho chế độ độc tài thống trị.”

Sinh viên học sinh tại Thailand biểu tình bên ngoài Tòa Đại Sứ Myanmar, chống đàn áp nhân quyền tại Burma. Ảnh: AP/David Longstreath
Sinh viên học sinh tại Thailand biểu tình bên ngoài Tòa Đại Sứ Myanmar, chống đàn áp nhân quyền tại Burma. Ảnh: AP/David Longstreath

Bản phúc trình cáo buộc chính phủ Thái Lan và Việt Nam đã đàn áp việc đưa tin trên mạng trực tuyến và truyền thông trong năm qua; đồng thời lưu ý rằng: “các bloggers và các nhà hoạt động nhân quyền” phải đối mặt với “sự đe dọa và sách nhiễu liên tục của công an,” bị “biệt giam hay bỏ tù chỉ vì thực hiện quyền căn bản của họ.”

Biểu tình đòi hỏi nhân quyền và tự do cho Việt Nam, trước Tòa Bạch Ốc năm 2015. Ảnh: National Catholic Reporter
Biểu tình đòi hỏi nhân quyền và tự do cho Việt Nam, trước Tòa Bạch Ốc năm 2015. Ảnh: National Catholic Reporter

Sau Đại Hội Đảng Cộng Sản Lần Thứ 12 Năm 2016, giới lãnh đạo mới tại Việt Nam sẽ giảm bớt việc trấn áp, bắt giam những nhà hoạt động dân chủ. Nhưng ông Brad Adams, Giám Đốc Nhân Quyền Tại Châu Á nhận xét: Niềm hy vọng này đã “tiêu tan.”

Từ trái sang phải: Các bloggers Lưu Văn Vịnh, Hồ Văn Hải và Nguyễn Văn Đức Độ bị chính quyền Việt Nam bắt giữ vào cuối năm 2016. Ảnh: Social Media/VOA
Từ trái sang phải: Các bloggers Lưu Văn Vịnh, Hồ Văn Hải và Nguyễn Văn Đức Độ bị chính quyền Việt Nam bắt giữ vào cuối năm 2016. Ảnh: Social Media/VOA

Năm 2016 tại Việt Nam có ít nhất 19 người, bao gồm các bloggers nổi tiếng bị kết án tù dài hạn. Nhân viên nhà nước mặc thường phục hay ẩn mặt ” thường xuyên tấn công các bloggers hoạt động vì nhân quyền và những người vận động, bằng những hành vi rất rõ ràng nhưng họ không bị trừng phạt.”

Chiến dịch Orange Hội Phụ Nữ Liên Hiệp Quốc tổ chức tại Việt Nam, kéo dài 16 ngày từ ngày 25/11/2015 đến ngày 10/12/2015 - Ngày Quốc Tế Nhân Quyền , nhằm phản đối việc sử dụng bạo lực với phụ nữ và trẻ em. Ảnh: LuxDev - Lux-Development
Chiến dịch Orange Hội Phụ Nữ Liên Hiệp Quốc tổ chức tại Việt Nam, kéo dài 16 ngày từ ngày 25/11/2015 đến ngày 10/12/2015 – Ngày Quốc Tế Nhân Quyền , nhằm phản đối việc sử dụng bạo lực với phụ nữ và trẻ em. Ảnh: LuxDev – Lux-Development
Chiến dịch Orange diễn hành bằng xe đạp tại Thành Phố Huế. Ảnh: LuxDev - Lux-Development
Chiến dịch Orange diễn hành bằng xe đạp tại Thành Phố Huế. Ảnh: LuxDev – Lux-Development
Chiến dịch Orange tại Angkor Wat, Cambodia. Ảnh: UNiTE To End Violence Against Women
Chiến dịch Orange tại Angkor Wat, Cambodia. Ảnh: UNiTE To End Violence Against Women