Hậu họa đau xót gấp bội cho tương lai việt nam
Báo đài trong nước mới đây đua nhau đưa tin “trưng bày 18 bảo vật quốc gia quý giá tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia”. Trống đồng Ngọc Lũ, trống đồng Hoàng Hạ đã rõ là báu vật, lại bị xếp chung với – nhấn mạnh – tập thơ “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh.
Bảo rằng “Nhật ký trong tù” là báu vật quốc gia, chẳng khác nào sỉ nhục năng lực nhận thức của trí thức! Tại sao?
Viện Văn học VN lâu nay cứ cho rằng tập thơ này do HCM sáng tác trong hai năm 1942-1943, trong khi ngay tấm bìa nguyên thủy của cuốn sách này ghi rành rành thời điểm sáng tác: 29/8/1932 – 10/9/1933! GS Lê Hữu Mục ở hải ngoại đã khẳng định “Hồ Chí Minh không phải là tác giả Ngục trung nhật ký!” qua bài phân tích dài 31 trang, rất tỉ mỉ từng bài, từng câu thơ [mọi người có thể tìm đọc: http://giaocam.saigonline.com/…/LeHuuMucPBHCMKhongPhaiLaTac… ]
Chí ít, trong tinh thần khoa học, sao không mở diễn đàn trên báo chí nội địa tranh luận quan điểm của Viện Văn học VN và quan điểm của GS Lê Hữu Mục (cùng một số nhà nghiên cứu đồng quan điểm này) về ai là tác giả thực sự của Ngục trung nhật ký?
Chẳng quốc gia nào lại tôn lên làm báu vật đối với một tác phẩm vẫn còn nằm trong vòng nghi vấn là “trộm tập thơ” của một người Tàu ở tù vào thập niên 30!
Một người “nổi danh yêu nước” như HCM mà trong lúc nhớ quê hương đau đáu lại không làm thơ tiếng Việt mà… chỉ thích làm thơ toàn tiếng Tàu, lạ nhỉ?
* Hãy lấy bài thơ của Hồ Chí Minh tặng đồng chí Trần Canh so với bài thơ rất nổi tiếng của Vương Hàn đời Đường là bài “Lương Châu từ” (xem hình đính kèm). Hai bài thơ giống nhau như tạc, chỉ khác có 7 chữ, đó là 2 chữ đầu bài thơ (“bồ đào” thay bằng “hương tân” tức rượu champagne; và 5 chữ ở câu cuối). HCM làm thơ “tập cổ” theo lối người xưa? Nếu “tập cổ” thì, theo phép làm thơ, chỉ mượn một câu chứ không ai mượn đến 3/4 bài thơ (và khi tập cổ thì ghi rõ “tập cổ” từ bài thơ nào).
Không thể nói khác hơn, đây là sự đạo văn trơ trẽn.
* Đi đâu cũng thấy trương lên câu này: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”, báo chí lẫn trong trường học đua nhau ca ngợi Hồ Chủ tịch phát biểu quá sâu sắc.
Trời ạ, Quản Trọng tể tướng nước Tề thời Xuân Thu (722-479 trước Công nguyên) từng nói: “Nhất niên chi kế mạc ư thụ cốc; thập niên chi kế mạc ư thụ mộc; bách niên chi kế mạc ư thụ nhân” (Kế một năm trồng lúa; kế mười năm trồng cây; kế trăm năm trồng người). Hồ Chí Minh bỏ vế đầu “nhất niên chi kế mạc ư thụ cốc”, và lấy toàn bộ hai vế sau, biến thành của riêng! Chẳng hề thấy HCM nói câu đó mượn từ Quản Trọng, mà im thin thít. Không đạo văn/lấy trộm thì biết gọi đây là trò gì?
* HẬU QUẢ: Ắt hẳn có một số người biết tỏng vài sự thật dẫn trên, nhưng “tịnh khẩu như bình”! Lớp trẻ VN lớn lên, rồi cũng biết ra sự thật (chỉ cần chịu đọc, chịu tìm hiểu thêm) và – đau xót thay – nhiều người trẻ tiếp tục đóng kịch tôn vinh/ca ngợi “đạo đức” quái gở, bởi vì: 1/ Bọn trẻ thấy nói ra sự thật thì tổn hại cho bản thân; 2/ Bọn trẻ thấy đóng kịch thì thăng quan tiến chức.
“Tấm gương đạo đức” đúng nghĩa là phải thuyết phục qua sự thật. Đàng này, “đạo đức” lạ lùng … đến mức đi kèm với dùi cui (cấm phản biện), với hứa hẹn bổng lộc (nếu a tòng theo sự giả dối, hoặc nghi vấn có sự mập mờ nhưng vẫn a tòng).
Nguồn Facebook Viet Quan