Menu Close

Mấy bước đột phá về y khoa năm 2016 (kỳ 1)

Cùng với nhiều tiến bộ trong mọi lãnh vực, y khoa năm qua cũng đã có một số bước tiến vượt bực, đem lại hy vọng cho bệnh nhân hoặc nhân viên phục vụ. Xin lược kê mấy sự kiện đáng chú ý sau đây.

  • Tái tạo răng

Cá nhiều màu ở châu Phi có thể chứa những bí mật về chuyện răng rụng rồi còn mọc lại. Trong cuộc nghiên cứu và cộng tác của Georgia Institute of Technology và King’s College London, người ta chú ý đến loài cá cichlid ở Lake Malawi bên châu Phi, răng chúng rụng thì có răng mới mọc thay thế. Cuộc nghiên cứu công bố cho biết có những genes làm cho răng mới mọc lại, và sự kiện này có thể đưa đến chuyện “tái tạo răng” nơi con người.

Một cuộc nghiên cứu khác của nhóm học giả Harvard dùng những tia laser điện năng thấp để kích hoạt các tế bào gốc và kích thích sự mọc răng nơi loài chuột và các mô răng nơi con người trong phòng thí nghiệm. Tế bào gốc (stem cells) không phải là tế bào thông thường, chúng có khả năng kỳ diệu là tự nhân lên và thay đổi thành nhiều loại tế bào khác trong cơ thể. Chúng sửa chữa các mô bằng cách liên tục phân đôi như một tế bào gốc mới hoặc như một tế bào có nhiệm vụ chuyên biệt, chẳng hạn tế bào máu đỏ, tế bào da hoặc tế bào bắp thịt.

Nếu cuộc nghiên cứu về tế bào gốc này có thể làm cho răng bạn mọc lại thì chẳng bao lâu nữa, những hàm răng giả, những vụ trồng cấy răng (dental implants) sẽ chỉ còn là dĩ vãng.

Tiến bộ này là điều rất cần thiết vì hiện nay, số người đến năm 74 tuổi bị mất hết những chiếc răng vĩnh viễn đã lên tới 26%.

4-

  • Võng mạc nhân tạo

Ở Mỹ, về phương diện pháp lý, một người được coi là mù khi thị giác trung tâm (central vision) bị thoái hóa chỉ còn 20/200, hoặc là mất thị giác ngoại biên (peripheral vision) chỉ còn nhìn được dưới 20 độ bên ngoài thị giác trung tâm. Thị giác bình thường là 20/20, và con người bình thường có thể nhìn thấy được 90 độ bằng thị giác ngoại biên.

Theo định nghĩa nói trên thì có tới 1.1 triệu người Mỹ bị coi là mù. Tình trạng này dẫn đến những công ty như Nano-Retina cố tìm ra giải pháp tinh vi và khéo léo để hồi phục thị giác cho những người bị mù do bệnh thoái hóa võng mạc gây ra. Thiết bị Nano-Retina thu nhỏ, gọi là NR600 Implant, hoạt động thay thế những tế bào nhận kích thích ánh sáng (photoreceptor cells) bị hư, và tạo ra kích thích điện cần thiết để cho số tế bào võng mạc lành mạnh còn lại có thể hoạt động được. NR600 có hai bộ phận: một con chip thu nhỏ cấy được và một cặp kiếng đeo mắt cho bệnh nhân.

Kỹ thuật tân tiến này sẽ là niềm hy vọng cho những người bị bệnh suy nhược thị giác.

3-Nano-Retina-e1454272108993

  • Robot trợ giúp y tá

Mỗi năm có nhiều y tá bị thương vì phải di chuyển hoặc nâng nhấc bệnh nhân trên giường hoặc sau khi họ té ngã. Chuyện này thường xảy ra, mà có lúc khó kiếm người gần đó đủ mạnh để giúp nâng bệnh nhân ngay sau tai nạn.

Hãng Tokai Rubber Industries cùng với sự trợ giúp của Cyberdyne đã chế ra một robot mang tên RIBA (Robot for Interactive Body Assistance).

151019144642-robot-japan-cyberdyne-super-169

RIBA là robot đầu tiên có thể nâng lên hoặc đặt xuống một người thật từ giường hoặc wheelchair, sử dụng cánh tay mạnh mẽ giống tay con người, dùng các bộ cảm ứng (sensors) có độ chính xác cao. RIBA được chế tạo bằng cách tích hợp khả năng điều khiển, bộ cảm ứng, các dữ liệu, cùng với kỹ thuật tạo hình và vật liệu của hãng TRI.

Một công ty khác có tên HAL đã thiết kế ra dụng cụ giúp người y tá nâng nhấc được bệnh nhân với sức mạnh và cân bằng để tránh bị thương.

fu01