
Hôm nay lướt FB thấy có nhiều bạn viết là “chiến tranh biên giới phía Bắc 1979 giữa Việt Nam-Trung Quốc. Rất trân trọng tấm lòng của các bạn nhưng theo tôi thì các bạn nên điều chỉnh lại. Cần phải gọi đó là “Chiến tranh chống TQ xâm lược năm 1979”
Muốn nhân dân hiểu và nhìn nhận đúng về một cuộc chiến, cần phải gọi đúng cái tên phản ánh bản chất của cuộc chiến đó. Cuộc chiến đó là Việt Nam tự vệ chống sự xâm lược của Trung Quốc, vì trước đó đã phá vỡ một âm mưu diệt chủng để tiến tới đồng hóa dân tộc 3 nước Đông Dương cũng do Trung Quốc giật dây.
Cuộc chiến tranh năm 1979, Việt Nam ở vào tư thế vệ quốc, có những lúc tầm đạn đại bác của TQ chỉ còn cách Hà Nội 70km đường chim bay.
Hậu quả cuộc chiến là các thị xã Lạng Sơn, Cao Bằng, thị trấn Cam Đường bị hủy diệt hoàn toàn, 320/320 xã, 735/904 trường học, 428/430 bệnh viện, bệnh xá, 41/41 nông trường, 38/42 lâm trường, 81 xí nghiệp, hầm mỏ và 80.000 ha hoa màu bị tàn phá, 400.000 gia súc bị giết và bị cướp…. Khoảng một nửa trong số 3,5 triệu dân bị mất nhà cửa, tài sản và phương tiện sinh sống. Cùng với khoản gần 10.000 thường dân và 20.000 binh lính tử vong (con số ước tính)
Cuộc chiến thì oai hùng, cho đến nay nhiều quân nhân tham chiến năm xưa vẫn còn tại chức, ở cấp cao như đại tướng Đỗ Bá Tỵ, phó chủ tịch quốc hội, hay trung tướng Phan Văn Giang, tổng tham mưu trưởng QĐVN, cùng một số tướng lĩnh khác nhỏ hơn. Các vị tướng này cần tiếp tục thúc đẩy các chính sách hậu chiến để những đồng đội của các ông nằm xuống năm xưa được tổ quốc và nhân dân tôn vinh đúng mức.
Nhưng hậu chiến thì là một diễn biến đáng thất vọng với những anh hùng không được vinh danh, những tấm bia tưởng niệm các hi sinh của quân và dân VN bị đục bỏ, là những sự thiếu vắng trong giảng dạy lịch sử cho các thế hệ sau…để những điều này xảy ra và không sửa chữa chính là một vết đen trong lịch sử dân tộc. Lỗi hoàn toàn nằm ở trách nhiệm tuyên truyền của đảng.
Đảng không tôn trọng đúng mức người xưa thì nhân dân làm sao tin đảng sẽ tôn trọng thời nay và các thế hệ vệ quốc về sau ?
Trong một diễn biến khác, với việc cho xuất bản sách và các tài liệu khen ngợi Đặng Tiểu Bình, người ra quyết định tấn công để “dạy cho VN một bài học” năm 1979, đã tạo ra một thế hệ trẻ của VN coi kẻ xâm lăng mình là thần tượng. Cũng là một điều đáng xấu hổ khác.
Cuộc chiến chống TQ xâm lược năm 1979 đã kết thúc, nhưng những cuộc chiến khác về “xâm lược mềm” của TQ với VN vẫn đang diễn tiến và độ phá hoại cũng không kém. Đó là các cuộc chiến núp bóng dân sự như đâm va tàu cá ở Biển Đông, hủy hoại môi trường và tiềm phục ở miền Trung như Formosa Hà Tĩnh, thép Cà Ná, Boxit tây nguyên, cho thuê đất rừng quốc phòng, phá hoại an ninh tài chính – kinh tế, đưa người TQ tràn ngập nước ta…
Gọi đúng tên cuộc chiến xâm lược 1979 năm xưa cũng là một cách để chúng ta không quên việc đối đầu với các cuộc chiến xâm lược hôm nay.
Nguồn Facebook Nguyễn An Dân