Menu Close

Nhiệm vụ các loại sensor

Tất cả các loại xe hiện đại ngày nay, hầu như các hoạt động của xe đều phải thông qua các sensor (cảm biến) và hệ thống điều khiển ECU (electronic control unit). Các cảm biến trên xe hơi rất quan trọng, nó thu nhập các tín hiệu cần thiết để giúp hệ thống trung tâm điều khiển động cơ làm việc một cách hiệu quả nhất.

Sau đây là một số cảm biến quan trọng trong xe và tác dụng của nó.

  1. Crankshaft position sensor (cảm biến trục khuỷu)

Cảm biến vị trí trục khuỷu có nhiệm vụ xác định tốc độ của động cơ và vị trí piston. Cảm biến này thường làm việc cùng lúc với cảm biến camshaft (trục cam) giúp hệ thống computer vừa nhận biết vị trí piston và vị trí của valve để tính toán thời điểm đánh lửa và lượng nhiên liệu phun vào hợp lý nhất. Vị trí trục khuỷu thường được gắn ở vị trí gần pulley phía đầu máy. Cảm biến này được coi là cảm biến quan trọng nhất trên động cơ, khi cảm biến này bị lỗi, động cơ sẽ bị misfire (rung lắc) hay backfire (gây nổ), hoặc động cơ sẽ ngừng hoạt động.

nhiem-vu-cac-loai-sensor5

  1. Camshaft position sensor (cảm biến vị trí trục cam)

Trong các loại cảm biến trên xe hơi thì cảm biến trục cam có nhiệm vụ xác định vị trí của trục cam và gởi thông tin cho bộ xử lý trung tâm để tính toán thời điểm phun nhiên liệu chính xác nhất. Cảm biến trục cam sẽ làm việc song song với cảm biến trục khuỷu, giúp động cơ phun nhiên liệu và đánh lửa tối đa. Vị trí của cảm biến trục cam thường được gắn ở trên đỉnh của xy lanh. Khi cảm biến này bị lỗi thì động cơ sẽ khó khởi động, chết máy hay không đáp ứng khi cần tăng tốc.

nhiem-vu-cac-loai-sensor4

  1. Throttle position sensor (cảm biến vị trí bướm ga)

Cảm biến bướm ga có nhiệm vụ xác định độ mở của bướm ga, sau đó gởi tín hiệu về bộ xử lý trung tâm giúp điều chỉnh lượng phun nhiên liệu tối ưu theo độ mở bướm ga, ngoài ra cảm biến này còn giúp cho các xe hơi có hộp số tự động được kiểm soát quá trình chuyển số. Khi cảm biến này bị lỗi thì đèn Check Engine light sẽ bật sáng, xe không tăng tốc kịp thời, hộp số chuyển số không bình thường, bị chết máy đột ngột.

nhiem-vu-cac-loai-sensor3

  1. Map sensor (cảm biến áp suất khí nạp)

Cảm biến áp suất có nhiệm vụ cung cấp tín hiệu áp suất chân không dưới dạng điện áp hoặc tần số về bộ xử lý trung tâm để tính toán lượng nhiên liệu cần cung cấp cho động cơ. Áp suất chân không giảm khi xe ở chế độ không tải hay nhả ga. Còn ngược lại áp suất chân không tăng lên khi xe tăng tốc hay tải nặng. Cảm biến bị lỗi hay bị hư thì đèn Check Light sẽ báo lỗi, động cơ nổ không êm, công suất kém, hao tốn nhiên kiệu và xe bị ra khói nhiều.

nhiem-vu-cac-loai-sensor2

  1. Coolant temperature sensor (cảm biến nhiệt độ)

Cảm biến nhiệt độ có nhiệm vụ đo nhiệt độ nước làm mát động cơ và truyền tín hiệu đến bộ xử lý trung tâm để điều khiển hệ thống quạt làm mát động cơ. Cảm biến nhiệt độ được gắn ở thân động cơ và tiếp xúc trực tiếp với nước làm mát.Khi cảm biến bị hư chiếc xe thường có dấu hiệu như Check Engine light bật sáng, xe khó khởi động và hao tốn nhiên liệu.

nhiem-vu-cac-loai-sensor1

  1. Knock sensor (cảm biến kích nổ)

Cảm biến kích nổ có nhiệm vụ nhận biết sự kích nổ phát sinh bên trong động cơ và truyền tín hiệu này đến ECU nhằm điều chỉnh thời điểm đánh lửa trễ đi, ngăn chặn hiện tượng kích nổ. Cảm biến kích nổ thường gắn trên thân xylanh hoặc trên nắp máy động cơ. Khi cảm biến bị hư xe sẽ có dấu hiệu Check Engine light bật sáng và có tiếng gõ phía trên đầu máy.

Trên đây là một số cảm biến trên xe hơi mà tôi chia sẻ để bạn có thêm một chút kiến thức, cũng như góp phần cho việc sử dụng và bảo trì chiếc xe tốt hơn. Hẹn bài sau  sẽ nói thêm một số cảm biến còn lại.

nhiem-vu-cac-loai-sensor

TKP