Menu Close

Trang truyền thông xã hội đang thúc ép chính phủ Việt Nam phải có hành động trước vấn đề Formosa và nạn ấu dâm

NGUỒN TIN: VOA

Ảnh: VTV
Ảnh: VTV

Công chúng Việt Nam bày tỏ sự phẫn nộ, khi trang truyền thông xã hội phanh phui sự thật về tình trạng trẻ em bị lạm dụng tình dục tại Việt Nam. Một trong số những sự kiện được trang truyền thông xã hội cũng như báo chí trong nước nói đến, là trường hợp bé gái 8 tuổi ở Hà Nội, bị hàng xóm lạm dụng tình dục.

Những nghi phạm có hành động ấu dâm tại Việt Nam. Ảnh: Facebook
Những nghi phạm có hành động ấu dâm tại Việt Nam. Ảnh: Facebook

Sau 2 tháng điều tra, công an Hà Nội quyết định khởi tố việc này. Trả lời phỏng vấn của đài truyền hình Hà Nội trong ngày 14 tháng 3, ông Đinh Văn Toản, phó giám đốc công an thành phố, cho biết: Sức ép của trang mạng xã hội và giới truyền thông, đã buộc chính quyền phải có hành động. Trước đó, sự kiện một em bé ở Vũng Tàu bị lạm dụng tình dục, cũng được phanh phui trên Facebook.

Nguyễn Khắc Thủy, 1. Nguyễn Khắc Thuỷ là cựu giám đốc Ngân Hàng nhà nước Vũng Tàu, người đã có hành động ghê tởm với bé gái 9 tuổi. Ảnh: Facebook Phạm Trần Phương
Nguyễn Khắc Thủy, 1. Nguyễn Khắc Thuỷ là cựu giám đốc Ngân Hàng nhà nước Vũng Tàu, người đã có hành động ghê tởm với bé gái 9 tuổi. Ảnh: Facebook Phạm Trần Phương

Nhiều nghệ sĩ và người nổi tiếng, đã lên Facebook chia sẻ những câu chuyện họ từng bị lạm dụng tình dục khi còn bé. Nhiều tổ chức phi chính phủ, cũng như những tổ chức xã hội kêu gọi phải có hành động ngăn chặn tình trạng ấu dâm.

Những kẻ đã có hành vi ấu dâm, đang bị cư dân mạng và người dân Việt Nam lên án. Ảnh: Facebook Hong everywhere
Những kẻ đã có hành vi ấu dâm, đang bị cư dân mạng và người dân Việt Nam lên án. Ảnh: Facebook Hong everywhere

Bên cạnh vấn đề ấu dâm, Formosa cũng là sự kiện đang được cư dân mạng nói đến. Trao đổi với nhật báo Bloomberg, giám đốc dự án môi trường CHANGE Việt Nam, nói rằng: Sau khi Formosa đổ chất thải ra biển gây ô nhiễm môi trường, người Việt Nam dường như thảo luận về sự kiện này nhiều hơn. Chính trang mạng xã hội và truyền thông đã thúc đẩy chính quyền phải giải quyết với nhà máy, về việc bồi thường cho bốn tỉnh Miền Trung, phải chịu hậu quả nghiêm trọng vì cá chết hàng loạt.

Biểu tình chống Formosa, tại Nghệ Anh. Ảnh: Facebook Paulus Sơn Văn Lê
Biểu tình chống Formosa, tại Nghệ Anh. Ảnh: Facebook Paulus Sơn Văn Lê

Nhiều cuộc biểu tình đang tiếp tục được tổ chức thông qua mạng xã hội, vì người dân không hài lòng về số tiền bồi thường 500 triệu mỹ kim. Họ đòi đóng cửa nhà máy Formosa của Đài Loan ở Hà Tĩnh.

Biểu tình chống Formosa. Ảnh: Paulus Sơn Văn Lê
Biểu tình chống Formosa. Ảnh: Paulus Sơn Văn Lê
Cảnh sát giăng hàng rào kẽm gai, đứng đầy trong sân công ty Formosa, để bảo vệ công ty này, chống lại cư dân Vũng Áng, Nghệ Tĩnh. Ảnh: Facebook Paulus Sơn Văn Lê
Cảnh sát giăng hàng rào kẽm gai, đứng đầy trong sân công ty Formosa, để bảo vệ công ty này, chống lại cư dân Vũng Áng, Nghệ Tĩnh. Ảnh: Facebook Paulus Sơn Văn Lê
Đoàn người biểu tình chống Formosa. Ảnh: Facebook Paulus Sơn Văn Lê
Đoàn người biểu tình chống Formosa. Ảnh: Facebook Paulus Sơn Văn Lê