Bạn có biết ở Ðức, việc các bậc phụ huynh ép trẻ em học hành khi chúng chưa đến tuổi đi học là điều bị cấm? Tất nhiên, không phải là người Ðức không lo lắng gì đến tương lai của con em mà là họ có những định hướng riêng về việc học đối với trẻ.
Ví dụ khi ở lớp mẫu giáo, cô giáo sẽ dạy chúng làm thế nào để tự lên xe bus công cộng về nhà, nên chấp hành luật giao thông như thế nào, không được nói to ở nơi công cộng, phân loại rác ra sao, v.v… Còn nếu như đứa trẻ có hứng thú với một môn học nào đó như: âm nhạc, nghệ thuật hoặc thể thao, chúng có quyền học những thứ đó ở một câu lạc bộ nào đó, thậm chí có những nơi còn dạy hoàn toàn miễn phí.
Người Ðức coi trọng việc rèn luyện nhân cách cho trẻ hơn là tri thức
– Ví dụ, để trẻ học về tình yêu thương: rất nhiều gia đình sẽ nuôi những con vật nuôi nhỏ trong nhà như chó, mèo, để trẻ học được cách quan tâm đến những loài động vật đó trong khi chăm sóc chúng.
Ðể trẻ học được sự kiên cường: sau khi trẻ ngã, chỉ cần không quá nghiêm trọng, cha mẹ sẽ không tới giúp đỡ, mà để chúng tự đứng lên.
Ðể trẻ học được cách tôn trọng: các bậc cha mẹ sẽ không bao giờ lật xem đồ của con nếu chưa được sự đồng ý của chúng.
Ðể trẻ học được sự lễ phép: cha mẹ khi muốn nhờ con cái giúp đỡ điều gì sẽ nói bitte (làm ơn), sau đó nói danke (cảm ơn).
Ðể trẻ học được cách tiêu xài tiền bạc: các bậc cha mẹ Ðức sẽ để trẻ làm một số việc vặt đơn giản trong nhà để có được tiền tiêu vặt, tránh việc trẻ không làm gì hết mà được hưởng.

Ðể trẻ học được cách tự chịu hậu quả: nếu muốn nhắc nhở con phải đúng giờ, họ sẽ nói: “Ba mẹ rất tiếc là không thể lái xe đưa con tới trường. Ðiều này con phải tự trách mình, con có thể lựa chọn việc bỏ bữa sáng và tự bắt xe bus tới trường hoặc đến muộn.”
Ðể trẻ học được cách tự chịu trách nhiệm: có những gia đình rất nghiêm khắc,nếu đứa trẻ quên mang quần áo bẩn bỏ vào máy giặt, thì chúng sẽ phải tiếp tục mặc đống đồ bẩn đó.
Ðể trẻ học được cách giữ chữ tín: các bậc cha mẹ Ðức sẽ lấy bản thân mình làm gương và dạy trẻ rằng, các con phải biết giữ lời hứa, không được nuốt lời, và phải hoàn thành theo đúng thời gian đã nói trước đó.
Ðể trẻ học được sự tự tin: ở Ðức, các bậc cha mẹ rất coi trọng việc tạo sự tự tin cho con. Cho dù chỉ là một chút tiến bộ nhỏ, họ cũng sẽ cổ vũ và tán thưởng con. Họ sẽ tuyệt đối không vì thành tích tốt xấu của con mà phủ nhận sự ưu tú về một phương diện nào đó của trẻ.
Ðể trẻ học được cách hợp tác với mọi người: tại Ðức dù là ở nhà hay là ở trường, người lớn đều sẽ có những buổi hoạt động tập thể tổ chức cho bọn trẻ, bởi nước họ có thịnh hành một câu nói: “Wer alleine arbeitet, addiert. Wer zusammen arbeitet, multipliziert” (Sự cố gắng của một người là phép cộng, sự cố gắng của cả đội là phép nhân).
(còn tiếp)
MH