Menu Close

Sau năm 2012, năng suất lao động của Việt Nam đã thua Lào

NGUỒN TIN: VOA

Công nhân nhà máy dệt Hải Dương. Ảnh: VOA
Công nhân nhà máy dệt Hải Dương. Ảnh: VOA

Một bản báo cáo dày hơn 60 trang của Phó Giáo Sư Tiến Sĩ Vũ Hoàng Ngân, và Tiến Sĩ Nguyễn Thị Cẩm Vân, phân tích  về năng suất lao động của Việt Nam, đã cho thấy: Từ năm 1995 đến năm 2000, tỷ lệ tăng năng suất lao động của Việt Nam là 5,4%. Trong 15 năm tiếp theo, từ năm 2000 đến năm 2014, tăng trưởng bình quân về năng suất lao động của Việt Nam là 4,4%, tỷ lệ này cao hơn mức trung bình là 3,3% của khối ASEAN, nhưng vẫn thấp hơn Lào.

Công nhân Việt Nam. Ảnh: YouTube
Công nhân Việt Nam. Ảnh: YouTube

Trong những năm gần đây, Lào có tốc độ tăng năng suất ngày càng lớn, nhờ đó đã bắt kịp năng suất lao động của Việt Nam vào năm 2012, và sau đó đã vượt lên trên Việt Nam về mặt này. So sánh trên bình diện rộng hơn với các nước ASEAN khác, sự tính toán của một số tổ chức Việt Nam và quốc tế cho thấy vào năm 2015, năng suất lao động của Việt Nam đạt 3.660 mỹ kim, chưa bằng 5% của Singapore, chưa bằng 20% của Malaysia, chỉ bằng khoảng 1/3 của Thái Lan, và chưa đạt 50% của Philippines và Indonesia.

Công nhân Lào. Ảnh: Global Times
Công nhân Lào. Ảnh: Global Times

Nói một cách khác, trong cùng năm, 23 người Việt Nam mới có năng suất bằng một người Singapore, hơn 5 người Việt Nam bằng một người Malaysia, 3 người Việt hơn một người Thái Lan một chút, và hơn 2 người Việt mới bằng một người Philippines hay Indonesia. Năng suất lao động xã hội là mức tổng sản phẩm quốc nội GDP, bình quân của một lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc.

Ảnh: Alamy
Ảnh: Alamy

Báo cáo của hai nhà nghiên cứu thuộc Đại Học Kinh Tế Quốc Dân chỉ ra rằng, năng suất lao động Việt Nam tăng trong những năm qua, chủ yếu do sự chuyển đổi kinh tế dựa trên khai thác tài nguyên thiên nhiên,và gia công. Trong khi đó, nguồn lực con người và giá trị sáng tạo chưa được phát triển.

Thủ Đô Vientian, Lào. Ảnh: www.asiaspirittravel.com
Thủ Đô Vientian, Lào. Ảnh: www.asiaspirittravel.com