đây!
phần lịch sử tị nạn
vô thừa nhận
nửa phần bị bỏ quên của đất nước
trong diễn đàn thế giới:
miền Bắc sau 1945,
miền Bắc sau 1954,
miền Bắc sau 1975,
miền Bắc ở thế kỷ 21,
— không có “nạn dân” (2)
luận cứ này thuộc về ai?
cứ như thể
sau khi người ta tháo chạy nạn Quỷ Đỏ
thì Quỷ Đỏ ngưng tàn sát
nên sau khi Quỷ Đỏ tiếm vị
thì những người lỡ kẹt lại không được quyền chạy nữa
tại sao khi làn sóng Đỏ vào Nam
thì người ta đổ ra biển Đông
tiếp tục chạy
mà những người còn kẹt ở phía Bắc
không có quyền chạy tiếp
trên “Đường Phía Bắc”?
miền Bắc
như nửa phần trên của một cơ thể
không có chân
bị Quỷ Đỏ cưỡng hiếp
đưa hai tay, dùng hết sức bình sinh để chống cự
cho đến khi bứt ra được
thì bơi đi giữa ba đào cuồng nộ, giữa trầm mặc hãi hùng
tôi đi vớt lịch sử
đã vỡ tan trên biển Đông
tôi đi tầm oan vong
phơi xương trên hoang địa
tôi đi tìm nỗi đau
lõa lồ chết trên sóng
tôi đi đãi hạt uất ức
nằm tức nghẹn dưới huyệt mồ côi
giữa rừng thưa xứ người
tôi đi “Đường Phía Bắc”
gặp đồng bào từ (3) Nam
tôi đi “Đường Phía Bắc”
nối một mảnh giang san (4)
tôi đi “Đường Phía Bắc”
tiếng Mẹ xót muôn vàn
tôi đi “Đường Phía Bắc”
mò tuyệt vọng đêm đen
tôi đi “Đường Phía Bắc”
đất nước ói lầm than
tôi đi “Đường Phía Bắc”
cha mẹ chết ngàn cơn
tôi đi “Đường Phía Bắc”
chị bị hiếp võ vàng
tôi đi “Đường Phía Bắc”
em vỡ sọ từng đêm
tôi đi “Đường Phía Bắc”
nước mắt bắn đen trời
ta đi “Đường Phía Bắc”
cùng ôm ấp Việt Nam
ta đi “Đường Phía Bắc”
xây một nấm tâm mồ
ta đi “Đường Phía Bắc”
khôi phục lại Nhà Nam
ta đi “Đường Phía Bắc”
đón thuyền nhân bẽ bàng
đưa về đất bình an
1. “Đường Phía Bắc” tác phẩm của Lê Đại Lãng, Tuần báo Trẻ (Texas) xuất bản 2012. Ấn phí $15 + cước phí). Liên lạc: 972-675-4383, info@trenews.net; 3202 N. Shiloh Rd., Garland, TX 75044.
2. “Nạn dân” là từ Lê Đại Lãng dùng để chỉ thuyền nhân đi từ miền Bắc.
3. Từ: “đến từ” mà cũng có nghĩa là “rời bỏ”. Ở đây, tác giả muốn dùng nghĩa đôi, nói đến những người dân Việt ở miền Nam đã rời bỏ miền Nam.
4. 1975 không là thời điểm thống nhất đất nước, mà là dấu mốc của một cuộc vỡ vụn, khi người dân và đất nước Việt Nam bị xé ra hàng trăm ngàn mảnh, trong cả nghĩa bóng và nghĩa đen. Người dân bị thảm sát, áp bức, phải ly hương trong suốt gần bốn thập niên qua. Đất nước bị chia năm xẻ bảy, và bán đi từng phần, ngay cả đến ngày hôm nay 2012. Chỉ có những người con Việt hướng về quốc tổ và anh linh dân tộc mới có thể làm liền lại dải gấm hoa Việt Nam thuở nào.