Menu Close

Mua máy ảnh DSLR xài rồi

Như các bạn sành điệu về nhiếp ảnh đều biết – DSLR là loại máy ảnh được nhiều tay ảnh chuyên nghiệp dùng nhất và cũng là loại mắc tiền nhất. Chúng ta không phải ai cũng dư tiền để sắm một máy D5 hoặc 1DX MkII mới. Những máy ảnh hạng “pro” này mang giá trên dưới $6,000. Những máy DSLR khác dù thấp giá hơn, nhưng cũng ít nhất cả ngàn trở lên. Một số bạn độc giả đã email tôi hỏi về việc tìm mua những máy DSLR xài rồi, và luôn luôn kèm theo câu hỏi, “Làm sao tui biết máy tui mua là đồ tốt?”

Câu hỏi này cũng có lý, vì đâu phải ai cũng biết cách “coi” máy ảnh. Sau đây tôi sẽ chỉ các bạn vài bí quyết quan trọng nhất để biết khi xem xét một máy ảnh DSLR cũ.

Tìm được một máy ảnh DSLR xài rồi mà còn hộp gốc, sách chỉ dẫn (manual), v.v. là một chuyện hiếm.
Tìm được một máy ảnh DSLR xài rồi mà còn hộp gốc, sách chỉ dẫn (manual), v.v. là một chuyện hiếm.

Vết dơ, rỉ sét, và mốc

Không gì chứng minh sự đối xử tồi tệ với máy ảnh bằng những dấu hiệu này. Xem xét kỹ những đường nối và những điểm chạm điện tử. Mở cánh cửa chỗ chứa pin và xem bên trong có bị sét hay không. Một chút ít bụi cũng không sao, nhưng rỉ sét là một dấu hiệu chắc chắn sẽ có vấn đề về sau.

Ðể thấy những dấu mốc trên vỏ máy ảnh, đôi khi bạn cần chụp lại vài tấm hình (bằng cell phone) và rọi lớn lên để nhìn. Ðây có thể là một chứng bệnh trầm trọng, tốn tiền và khó chữa. Những chỗ dính bụi thì có thể được chùi sạch tương đối dễ dàng, nhưng bạn cũng đừng nên coi thường.

Những máy ảnh cũ thường có số lần chụp cao và bạn chỉ nên mua từ những tiệm có tên tuổi. Máy ảnh trong hình trên đã được kiểm soát và có bảo đảm.
Những máy ảnh cũ thường có số lần chụp cao và bạn chỉ nên mua từ những tiệm có tên tuổi. Máy ảnh trong hình trên đã được kiểm soát và có bảo đảm.

Số lần bấm cửa chập

Cửa chập của máy DSLR có một thời hạn nhất định. Trong khi nhiều máy ảnh sẽ “sống lâu”  hơn số lần bấm đã ước lượng, nhưng con số càng cao có nghĩa cơ hội cửa chập bị hư càng cao.

Bao nhiêu là cao? Những máy DSLR hạng thấp có thời hạn khoảng 50,000 lần bấm, máy hạng trung sẽ chụp được khoảng 100,000 pô, và máy hạng “pro” dư sức chụp được 200,000 trở lên. Vậy làm sao bạn tìm con số đó? Vấn đề là, nó không có trong tất cả máy ảnh. Tuy nhiên, con số đó có thể được tìm thấy trong phần EXIF của hồ sơ ảnh. Chụp một tấm ảnh, download vô máy computer và dùng một software đọc EXIF để tìm “Image Count”, “Shutter Count”, hoặc một chữ tương tự.

Tuổi đời và tình trạng hao mòn

Bạn cần biết chút ít về máy ảnh bạn đang định mua. Nếu chiếc máy đó là một đời cũ, có thể nó đã được dùng khá nhiều. Những dấu hiệu hao mòn sẽ cho bạn bằng chứng thị giác. Ðể ý những vết trầy, những chữ in trên nút bấm bị tróc sơn, và tình trạng của những chỗ mặt phẳng chạm nhau.

Nếu chiếc máy là một mẫu mới mà được bán ở giá rất thấp, bạn có thể nghi ngờ nó là máy ăn cắp. Nên cẩn thận với những người bán tư nhân.

Máy Canon 5D MkII đã bị thay thế bởi đời mới hơn - máy MkIII. Tuy nhiên, MkII cũ vẫn còn được nhiều tay ảnh chuyên nghiệp dùng.
Máy Canon 5D MkII đã bị thay thế bởi đời mới hơn – máy MkIII. Tuy nhiên, MkII cũ vẫn còn được nhiều tay ảnh chuyên nghiệp dùng.

Bảo đảm

“Hả?” Có thiệt hông? Nếu bạn mua một máy xài rồi từ một cá nhân và họ hứa cho bạn warranty, bạn nên rất dè dặt. Gần như trong mọi trường hợp, bảo đảm của máy ảnh không chuyển sang tay người khác được, cho nên bạn đừng bị lừa khi người ta nói, “It’s still under warranty!” Ðối với người mua đầu tiên thì điều này đúng – nhưng không áp dụng cho bạn nếu bạn đã mua đồ xài rồi.

AN